Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 99 - 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Huy động tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề, các nghệ nhân, ngƣời lao động có tay nghề cao, cá nhân điển hình sản xuất giỏi… tham gia dạy nghề. Linh hoạt và thiết thực về nội dung, phƣơng thức đào tạo nghề, gắn với thực tế đối tƣợng học nghề, cũng nhƣ gắn với chƣơng trình việc làm cụ thể của địa phƣơng, dạy nghề theo hƣớng tạo việc làm tại chỗ.

Mở rộng liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong địa phƣơng và các địa phƣơng khác, để tăng số lƣợng lao động và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Tiếp tục triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-CP của Chính phủ; Đề án hỗ trợ cho hộ giải tỏa đền bù, mất đất sản xuất do thu hồi đất chỉnh trang đô thị. Đầu tƣ đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho lao động nông thôn, nông dân để chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 có 10 đến 20% lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Rà soát, đề xuất bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung những quy định không còn phù hợp; xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động, trong đó ƣu tiên đối tƣợng lao động thanh niên. Cụ thể tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Uỷ ban nhân dân huyện tiếp tục đề nghị sửa đổi, bổ sung và đề xuất ban hành các chính sách sau: Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách đối với thanh niên tham gia học nghề;…

- Đổi mới cơ chế kế hoạch và tài chính đào tạo nghề từ ngân sách huyện, tỉnh theo hƣớng tập trung vào cơ sở trọng điểm, ngành nghề trọng điểm cho thanh niên.

- Đổi mới cách làm đối với đề án “có việc làm” của huyện theo hƣớng xây dựng chiến lƣợc việc làm cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế; xây dựng các chiến lƣợc về phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển thị trƣờng lao động cho từng thời kỳ phát triển của huyện.

- UBND huyện xây dựng Chiến lƣợc giải quyết việc làm đến năm 2020; cần xây dựng các chiến lƣợc đào tạo lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn thực hiện liên kết đào tạo với các trƣờng dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng, đào tạo phải gắn liền với sử dụng để tránh sự lãng phí trong quá trình đào tạo.

- Kiểm tra nội dung, chƣơng trình, cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trƣờng dạy nghề, các trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực sau khi đƣợc đào tạo đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng sức lao động cả về chất lƣợng và cơ cấu nghề nghiệp.

- Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc bằng các chính sách, pháp luật đối với mọi hoạt động liên quan đến các vấn đề tạo mở việc làm.

Đồng thời tiến hành một loạt các biện pháp sau đây trong đào tạo nghề cho thanh niên.

a. Tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo theo hƣớng nâng cao năng lực thực hành cho ngƣời học nghề, nhằm khắc phục hạn chế về kiến thức, kỹ năng, tác phong, thể chất, văn hoá nghề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm mà các cơ sở đào tạo nghề chƣa đầy đủ trang bị cho ngƣời học.

Chuẩn hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề, giáo viên dạy nghề. Tập trung đầu tƣ đồng bộ, hiện đại cho trƣờng dạy nghề huyện đảm bảo chất lƣợng trên địa bàn huyện.

Tăng cƣờng liên kết, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề với nhau, giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng đào tạo nghề, tạo môi trƣờng năng động để thanh niên tích cực tham gia học nghề. Việc liên kết với doanh nghiệp không chỉ dừng lại tổ chức học sinh thực tập, giới thiệu việc làm, mà doanh nghiệp phải tham gia sâu vào các khâu của quá trình đào tạo, nhƣ xây dựng chƣơng trình, giáo trình, đánh giá kỹ năng đầu ra của học viên… để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của mỗi đơn vị.

Phối hợp với cơ quan liên quan kiểm định chất lƣợng cơ sở đào tạo nghề và chƣơng trình đào tạo nghề.

Phối hợp cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho ngƣời học nghề, đồng thời xây dựng danh mục nghề, đánh giá và cấp thẻ nghề cho ngƣời lao động hành nghề tự do trên địa bàn.

b. Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề

Huy động các nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài cho phát triển đào tạo nghề. Ƣu tiên các dự án nƣớc ngoài để đầu tƣ phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đầu tƣ cơ sở vật chất, phát triển chƣơng trình, học liệu, đào tạo bồi dƣỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

Có chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai theo quy định của pháp luật cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập cơ sở đào tạo nghề theo quy hoạch.

c. Giải pháp về đầu tư cho đào tạo nghề

Đầu tƣ cho đào tạo nghề là đầu tƣ cho phát triển, nhà nƣớc tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong đầu tƣ. Nâng tỷ trọng đầu tƣ cho đào tạo nghề trong tổng chi ngân sách huyện. Đầu tƣ trọng điểm, không dàn trải, tăng đầu tƣ đào tạo

nghề cho thanh niên, đối tƣợng chính sách, lao động vùng đô thị hoá, lao động nông thôn, ngƣời khuyết tật, học sinh bỏ học phổ thông.

Huyện cần phải đầu tƣ về nguồn lực và quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo nghề, tránh thực trạng hiện nay số lƣợng cơ sở đào tạo nghề ở huyện còn ít, quy mô đào tạo nhỏ, chƣa có cơ sở đào tạo nghề của làng nghề và hợp tác xã.

Tiếp tục thực hiện cơ chế ƣu đãi, hỗ trợ dạy nghề cho các đối tƣợng: ngƣời nghèo, con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, ngƣời sau cai nghiện ma túy, dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa… để có nghề và tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định.

Đa dạng hoá các hoạt động dạy nghề. Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cá nhân...có khả năng dạy nghề đều đƣợc tham gia dạy nghề. Đặc biệt là các cơ sở dạy nghề và truyền nghề cho thanh niên nông thôn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)