6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Những tồn tại trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
thôn huyện Ngọc Hồi
Quy mô tạo việc làm chƣa đáp ứng nhu cầu có việc làm của thanh niên Trong những năm qua, quy mô tạo việc làm tuy có tăng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn, chƣa khai thác tốt các lợi thế của huyện, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của huyện để tạo nhiều việc làm hơn cho thanh niên.
Hằng năm, cùng với sự gia tăng về số lƣợng thanh niên bƣớc vào độ tuổi lao động tăng hằng năm, số lao động thanh niên là học sinh, sinh viên ra trƣờng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự cần việc làm ngày càng tăng, lực lƣợng lao động thanh niên ngoài tỉnh đổ dồn về huyện cũng nhƣ tỉnh để tìm việc cộng với tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc hiện tại trong thanh niên của huyện vẫn còn cao, từ đó tạo áp lực lớn để giải quyết việc làm cho thanh niên. Trong khi đó, mỗi năm huyện tạo ra bình quân gần 800 việc làm/năm cho thanh niên vẫn chƣa đáp ứng đủ yêu cầu “có việc làm” cho thanh niên nên dẫn đến tình trạng thanh niên thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Trong đó lao động thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 29 có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với lao động trong các độ tuổi khác.
Tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và hoạt động xuất khẩu lao động đạt kết quả chƣa cao
Tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là “cần câu” giúp thanh niên nông thôn có cơ hội có việc làm, có thu nhập để họ tự trang trải cuộc sống, tự lo cho bản thân và gia đình, đóng góp một phần cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, kết quả tạo việc làm cho thanh niên nói chung và nhất là cho thanh niên nông thôn chƣa cao.
Thanh niên đã đƣợc tạo điều kiện để tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm, tuy nhiên qua thực tế cho thấy, việc sử dụng nguồn vốn này chƣa thực sự hiệu quả, chƣa chú trọng tƣ vấn, hƣớng dẫn cho thanh niên sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao dẫn đến tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Các dự án của thanh niên mang tính khả thi chƣa cao, chủ yếu là giải quyết việc làm cho bản thân, chƣa tạo đƣợc việc làm cho nhiều ngƣời khác.
Thanh niên chƣa có nhiều cơ hội để đƣợc tiếp cận với nguồn vốn, số dự án thanh niên đƣợc hỗ trợ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm còn ít bởi một phần xuất phát từ những hạn chế của thanh niên nhƣ: còn trẻ, phụ thuộc vào gia đình, dự án chƣa khả thi, kỹ năng còn hạn chế.
Số lƣợng xuất khẩu lao động đạt thấp, chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, ý thức kỷ luật lao động và khả năng thích ứng với công việc còn thấp.
Công tác đào tạo nghề cho thanh niên chƣa gắn với nhu cầu thị trƣờng, hoạt động giới thiệu việc làm đạt hiệu quả chƣa cao
Vấn đề học nghề và đào tạo nghề cho lao động thanh niên đƣợc huyện quan tâm, tuy nhiên số lƣợng thanh niên chƣa qua đào tạo, công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tỷ lệ cao. Số thanh niên đƣợc đào tạo còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyển dụng, doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi tuyển
dụng. Mặt khác, với số lƣợng các đơn vị đào tạo, dạy nghề trên địa bàn huyện quá ít, cùng với quy mô các đơn vị đào tạo trên địa bàn nhỏ, ít ngành nghề đào tạo nên thanh niên nông thôn không có nhiều sự chọn lựa, không đáp ứng đủ và nhanh nhu cầu thị trƣờng.
Khó khăn chung của các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động nhất là lao động thanh niên là: nguồn lao động để tuyển không nhiều, chất lƣợng lao động thấp và ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, chính vì vậy mà doanh nghiệp khó tuyển dụng đủ số lƣợng và chất lƣợng lao động thanh niên đáp ứng yêu cầu công việc kể cả lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và lao động phổ thông. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài việc xuất phát từ nhiều phía trong đó có xuất phát từ những hạn chế chung của thanh niên nhƣ ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp còn yếu, kén việc…Đối với lao động thanh niên không qua đào tạo thì việc gia nhập vào thị trƣờng lao động không dễ dàng. Đối với lao động thanh niên qua đào tạo thì chƣa đáp ứng đƣợc thực tiễn công việc đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng có đƣợc qua quá trình đƣợc đào tạo còn có khoảng cách lớn với thực tiễn. Đối với lao động thanh niên chƣa có việc làm thƣờng thì tính năng động trong tìm việc làm còn hạn chế, lệ thuộc nhiều vào các trợ giúp từ bên ngoài. Vì vậy, xảy ra tình trạng mất cân đối tình trạng cung – cầu lao động thanh niên, lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và đại học thất nghiệp nhiều hơn. Đây là hiện tƣợng thừa lao động có bằng cấp. Các doanh nghiệp có nhu cầu cần “thợ” nhiều hơn “thầy”, tức là cần lao động qua đào tạo nghề hơn lao động có bằng cấp, trình độ chuyên môn.
Hoạt động định hƣớng nghề nghiệp, khuyên khích thanh niên lập nghiệp hiệu quả chƣa cao
Công tác tƣ vấn, định hƣớng nghề nghiệp và việc làm cho học sinh, sinh viên đƣợc triển khai chƣa đƣợc thƣờng xuyên, đồng bộ, một số trƣờng chƣa
thực hiện tốt nên vẫn còn thanh niên chƣa đƣợc tƣ vấn, chƣa nắm chắc đƣợc năng lực, sở thích của bản thân nên định hƣớng nghề nghiệp, nhận thức về việc làm cho thanh niên chƣa toàn diện.
Ý thức, kỹ năng trong việc tự tạo việc làm cho bản thân còn rất thấp, đây là rào cản lớn để thanh niên gia nhập thị trƣờng lao động, gây khó khăn đến quá trình tạo việc làm cho bản thân lao động thanh niên cũng nhƣ chính quyền huyện Ngọc Hồi trong việc thực hiện chính sách có việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.