Thực hiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 110 - 121)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Thực hiện chính sách tín dụng

Nhìn chung, thanh niên nông thôn rất khó tiếp cận nguồn tín dụng khác ngoài gia đình, bạn bè vì họ không đƣợc coi là nhóm khách hàng mục tiêu. Thiếu uy tín và tài sản thế chấp, không đủ tiêu chuẩn là ngƣời nghèo để vay vốn là những nguyên nhân cho tình trạng này.

Chính sách tín dụng là một trong những chính sách vĩ mô quan trọng của Nhà nƣớc để điều tiết nền kinh tế. Nó không chỉ nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh mà còn góp phần phát triển kinh tế, mở ra cơ hội tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Trong những năm trƣớc mắt, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế tín dụng phù hợp các đối tƣợng vay vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách hƣớng vào tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Với đối tƣợng vay là chủ thể sản xuất kinh doanh theo đúng cơ chế thị trƣờng thì áp dụng chính sách lãi suất thị trƣờng.

Đối tƣợng vay là ngƣời chƣa có việc làm, các hộ gia đình có khả năng tạo việc làm, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có phƣơng án mở rộng sản xuất kinh doanh tạo thêm việc làm mới, thu hút thêm lao động, Nhà nƣớc trợ giúp tạo mở việc làm bằng chính sách tín dụng với lãi suất nâng đỡ thông qua các quỹ xã hội, quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo.

Tập trung chỉ đạo khai thác tốt các nguồn thu, kích thích tạo nguồn thu mới, chống thất thu. Tăng cƣờng các biện pháp quản lý, đôn đốc thu nộp thuế, khai thác triệt để các nguồn thu vào ngân sách nhà nƣớc, xử lý nghiêm theo quy định đối với các trƣờng hợp nợ thuế dây dƣa, chây ỳ; đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tạo nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển và đối ứng các dự án hỗ trợ của cấp trên.

Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách đúng chế độ quy định; tăng cƣờng công tác thẩm định, kiểm soát chi, thanh toán đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện hành của nhà nƣớc. Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và chi phí hành chính theo quy định của Chính phủ đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Thực hiện chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế các khoản chi phát sinh chƣa thật sự bức xúc, chống lãng phí, chống tham nhũng trong chi tiêu công. Tiếp tục chỉ đạo các biện pháp chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ và của UBND tỉnh. Tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng tài sản công hiệu quả và đúng định mức quy định.

Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lƣợng tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội; thực hiện cho vay đúng đối tƣợng, sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

Lồng ghép các hoạt động của chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm và chƣơng trình giảm nghèo để phát huy hiệu quả vốn vay; tạo việc làm mới và ổn định cuộc sống.

Huy động thêm các nguồn vốn khác để cho vay giải quyết việc làm và giảm nghèo; tranh thủ các dự án viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nƣớc ngoài; các hội đoàn thể huy động các nguồn vốn khác để hỗ trợ cho vay sinh kế tạo việc làm ổn định.

Để thúc đẩy các chƣơng trình tín dụng cho thanh niên nông thôn tạo việc làm hiệu quả, nhất thiết vừa phải giảm rào cản tiếp cận đƣợc nguồn vốn, đồng thời thiết kế chƣơng trình đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm cho thanh niên. Điều này đòi hỏi xem xét các khía cạnh sau:

- Các chƣơng trình tín dụng hỗ trợ nên coi thanh niên là khách hàng thay vì chỉ là đối tƣợng hƣởng lợi.

- Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn để mô tả chính xác đƣợc nhu cầu của thanh niên nông thôn trong từng lĩnh vực ngành, nghề trên cơ sở đó thiết kế số vốn đƣợc vay, thời gian đƣợc vay, mức lãi suất, cơ chế giám sát nguồn vốn vay cho phù hợp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Ở chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra những quan điểm chủ yếu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, mục tiêu và phƣơng hƣớng cụ thể giải quyết việc làm. Tác giả đi sâu tổng hợp một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện, theo đó cần tiếp tục tăng cƣờng công tác đào tạo nghề, đẩy mạnh công tác hƣớng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn, mở rộng và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đƣa ra các chính sách sử dụng lao động và xuất khẩu…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Giải quyết việc làm cho thanh niên là nguyện vọng chính đáng, là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên và của toàn xã hội, vừa là vấn đề cơ bản, vừa lâu dài, vừa bức xúc trƣớc mắt. Việc làm đƣợc coi là yếu tố “chìa khóa” trong mọi chiến lƣợc hƣớng vào xóa đói, giảm nghèo và tiến bộ xã hội. Trong đó có sự tiến bộ của thanh niên nông thôn.

Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn những năm qua, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, các Đoàn thể đặc biệt là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Ngọc Hồi đã có nhiều chủ trƣơng, giải pháp để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Những kết quả thu đƣợc trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại- dịch vụ, giáo dục- đào tạo, xóa đói giảm nghèo...bƣớc đầu đã tạo ra việc làm cho thanh niên nông thôn mỗi năm, làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, chất lƣợng nguồn lao động trẻ bƣớc đầu có tiến bộ, từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng sức lao động trong huyện, tỉnh và hƣớng tới thị trƣờng xuất khẩu.

Giải quyết việc làm cho thanh niên cũng đồng nghĩa với việc khai thác tiềm năng sẵn có của quốc gia, bởi lẽ thanh niên là một trong những nguồn lao động vô cùng quý giá, một đất nƣớc có sự phồn thịnh khi có đƣợc nguồn lao động dồi dào và có chất lƣợng. Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác, huyện Ngọc Hồi quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhộn nhịp, từng bƣớc hoàn thiện việc quy hoạch huyện Ngọc Hồi lên Thị xã, từ đó có những chính sách đặc thù riêng cho thanh niên nông thôn. Đó là quy luật phát triển tất yếu, đem lại một cuộc sống văn minh, hiện đại hơn và một nền kinh tế phát triển hơn.

Luận văn đã hoàn thành những công việc chính sau:

việc làm cho thanh niên nông thôn. Luận văn đã nêu lên đƣợc những vấn đề mang tính lý luận nhƣ: nội dung cơ bản về giải quyết việc làm, nêu lên các các đặc điểm đặc thù của thanh niên nông thôn, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, nêu lên sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động thanh niên.

2. Phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ngọc Hồi trong những năm qua. Luận văn đã phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phƣơng ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên. Luận văn cũng đi vào phân tích thực trạng các hoạt động giải quyết việc làm việc làm cho ngƣời lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng, để trên cơ sở đó có những giải pháp hợp lý tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

3. Trên cơ sở những phân tích về thực trạng giải quyết việc làm việc làm cho thanh niên, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện những năm tới. Tuy nhiên, đào tạo nghề và tạo việc làm là nội dung rộng và phức tạp, có liên quan đến nhiều chƣơng trình phát triển KT-XH nên luận văn mới đƣa ra những giải pháp cơ bản. Song nếu những giải pháp này đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ, luận văn sẽ có những đóng góp trong vấn đề giải quyết việc làm có hiệu quả cho thanh niên huyện Ngọc Hồi những năm tới.

Để nghiên cứu và hoàn thiện công tác tạo việc làm cho ngƣời lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng đòi hỏi phải có quá trình và sự am hiểu sâu rộng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn mới cho kết quả có giá trị ứng dụng. Mặc dù tác giả đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn để hoàn thành luận văn này, nhƣng luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

2. KIẾN NGHỊ

Đối với Trung ƣơng Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Lao động Thƣơng binh – Xã hội cần chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách để thực hiện các Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Tạo khung khổ pháp lý để xã hội hóa công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

Để thực hiện tốt hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Ngọc Hồi, đáp ứng yêu cầu về lao động và việc làm, góp phần phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện nhà, chính quyền huyện Ngọc Hồi cần:

- Đầu tƣ hỗ trợ xây dựng mới hay nâng cấp một số trung tâm dạy nghề ở tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Ngọc Hồi nói riêng. Cần hoàn thiện thủ tục, cơ chế cho vay vốn cũng nhƣ các đối tƣợng và thời gian cho vay theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý.

- Cần có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm để các cơ sở sản xuất không chỉ có chỗ đứng trong cơ chế thị trƣờng, mà còn có thể vƣơn lên phát triển đƣợc quy mô sản xuất, thu hút thêm đƣợc lao động nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Đánh giá về thực trạng về hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn, làm cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch và định hƣớng đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế- xã hội.

- Thực hiện phối hợp đồng bộ các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, cần có các chính sách hỗ trợ định hƣớng nghề nghiệp bao gồm hƣớng nghiệp, chọn ngành nghề đào tạo, chọn việc để làm, thích ứng nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp trong cả cuộc đời lao động của họ.

- Chủ động xây dựng cơ chế hỗ trợ đất đai, vốn, đầu tƣ kinh phí, cho vay vốn đào tạo dạy nghề, tạo việc làm, mở rộng và phát triển sản xuất. Có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Khuyến khích, khen thƣởng đối với các doanh nghiệp tạo đƣợc nhiều việc làm và chất lƣợng cho thanh niên.

- Thành lập, định hƣớng các Trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tuyên truyền, tƣ vấn để giúp lao động trẻ có nhận thức đúng về nghề nghiệp theo hƣớng “giỏi một nghề, biết một số nghề”, giúp thanh niên nông thôn trau dồi thêm tri thức, xây dựng bản lĩnh và tích luỹ kinh nghiệm để thích ứng trong hội nhập quốc tế; giúp thanh niên xây dựng cho mình nhân cách con ngƣời hiện đại, kích thích tính năng động, sáng tạo, khơi dạy lòng say mê nghề nghiệp trong thanh niên.

- Cung cấp thông tin về thị trƣờng lao động của tỉnh Kon Tum, thông tin về các ngành nghề và dự báo xu hƣớng phát triển các ngành nghề mới. Cung cấp thông tin về thực trang và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hồi trong thời gian tới, tƣ vấn về đặc điểm, môi trƣờng kinh tế- xã hội, nơi mà họ đang sống.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất và nhanh chóng cho các doanh nghiệp, cá nhân trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum qua các năm 2013, 2014, 2015.

[2] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

[3] Bùi Quang Bình (2010), "Học vấn, thu nhập và đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 6(41).

[4] Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Văn Bửu (2013), “Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng. [5] Mai Quốc Chánh, Trần Xuân cầu (2000), Giáo trình kinh tế lao động, Nhà

xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.

[6] Chi cục thống kê huyện Ngọc Hồi (2013,2014), Niên giám thống kê huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

[7] Đoàn TNCSHCM huyện Ngọc Hồi (2012), “Văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Ngọc Hồi lần thứ V, nhiệm kỳ 2012-2017”.

[8] Nguyễn Hữu Dũng - Trần Hữu Trung (1997), về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9] Huyện đoàn Ngọc Hồi (2014), Báo cáo tổng hợp vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn.

[10] Khoa học quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2000), Giáo trình chỉnh sách xã hội, Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[11] Khoa kinh tế phát triển - Trƣờng đại học kinh tế quốc dân (1999), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[12] Luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Nguyệt Nga (2012) “Giải quyết việc làm cho lao động tài thành phố PleiKu, tỉnh Gia Lai”, Đại học Đà Nẵng.

[13] Luận văn Thạc sỹ của Phan Thị Thúy Linh (2011), “Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng.

[14] Luận văn Thạc sỹ của Lƣu Thị Bích Ngọc (2011), “Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Nam”, Đại học Đà Nẵng.

[15] Nolwen.HenaffJean – Yves (Biên tập khoa học) (2001), “Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, NXB thế giới, Hà Nội.

[16] Phòng lao động huyện Ngọc Hồi, Số liệu thống kê lao động việc làm ở huyện Ngọc Hồi 2012-2015

[17] Vũ Văn Phúc (2005), “Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn Việt Nam hiện nay”, tạp chí Kinh tế châu Á- Thái Bình Dƣơng.

[18] Vũ Đình Thắng (2002), “Vấn đề việc làm choa lao động ở nông thôn”, Tạp chí kinh tế và phát triển.

[19] Thủ tƣớng Chính phủ (2008), Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 phê duyệt Đề án Hỗ trợ Thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015.

[20] Võ Xuân Tiế -

ẵng”, .

[21] Lê Quang Trung (2007), “Việc làm cho thanh niên trong quá trình hội nhập và phát triển”, Tạp chí lao động và Xã hội.

[22] TS. Nguyễn Quốc Tuấn (2006), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê.

[23] UBND tỉnh Kon Tum(2012), "Ban hành chƣơng trình hành động thực hiện chiến lƣợc phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2017".

[24] UBND huyện Ngọc Hồi (2014), “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Ngọc Hồi đến năm 2020”.

[25] Website trên Internet: www.ngochoi.kontum.gov.vn,

www.nhandan.com.vn, www.tuoitrekontum.org.vn,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 110 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)