Thanh niên nông thôn trong các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 71 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Thanh niên nông thôn trong các ngành kinh tế

Qua khảo sát cho thấy lực lƣợng thanh niên nông thôn chủ yếu trong ngành nông- lâm nghiệp- thủy sản là cao nhất, năm 2011 có 1236 ngƣời nhƣng đến năm 2015 có 1415 ngƣời, tiếp đó là thanh niên nông thôn trong ngành thƣơng mại, dịch vụ, vận tải và cuối cùng là ngành công nghiệp, xây dựng

Bảng 2.6: Thanh niên nông thôn đang làm việc trong các ngành kinh tế Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng BQ (%) số lƣợng (ngƣời) cấu (%) số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng số 2429 100 2569 100 3103 100 3238 100 3378 100 8,80

Nông, lâm, thủy sản

1236 51 1256 48,8 1529 49,28 1594 49,23 1415 41,89 4,09

Công nghiệp, xây dựng

716 29,4 798 31,1 986 31,78 1013 31,28 1120 33,15 12,07

Thƣơng mại, dịch vụ, vận tải

477 19,6 515 20,1 588 18,94 631 19,49 842 24,96 15.71

Cơ cấu TN làm việc trong các ngành KT năm 2011 0 10 20 30 40 50 60 51% 29,4% 19,6% Nông nghiệp công nghiệp Dịch vụ 0 10 20 30 40 50 41,89% 24,96%

Cơ cấu TN làm việc trong các ngành KT năm 2015

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Biểu đồ 2.4: So sánh cơ cấu thanh niên nông thôn đang làm việc trong ngành kinh tế giữa năm 2015 và năm 2011

Ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn là ngành giải quyết việc làm cho thanh niên là chính. Cơ cấu ngành nông nghiệp bình quân qua các năm chiếm 48,09 %. Sự phân công lao động ở nông thôn mặc dù đã có sự chuyển biến nhƣng vẫn tỏ ra rất lạc hậu và tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt; ngành lâm nghiệp có tiềm năng cho hiệu quả lớn nhƣng quy mô còn quá nhỏ, tỷ trọng lao động thấp; sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm.

Trong ngành công nghiệp và xây dựng, xu hƣớng tỷ trọng lao động tăng dần cùng với tốc độ tăng trƣởng ngày càng tăng. Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 29,4% năm 2011 lên 33,15% năm 2015. Tuy nhiên, lao động phần lớn mang tính chất thủ công và nửa cơ khí, trang bị máy móc thiết bị kém, tốc độ tăng bình quân qua các năm chiếm 12,07%.

Năm 2011 có khoảng 2.229 lao động tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng mại thì trong đó lao động thƣơng mại, dịch vụ, vận tải có 477 lao động chiếm khoảng 19,6%. Ở khu vực phi kết cấu, lao động thƣờng có mức thu nhập thấp và không ổn định, song nó giúp cho những lao động mất việc

làm ở thành thị và lao động thiếu việc làm ở nông thôn kiếm đƣợc thu nhập để tồn tại. Lao động tham gia khu vực này bao gồm: lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất hộ gia đình hoặc tự mình làm nhƣ: thợ may, thợ cắt tóc, xe ôm, bán hàng rong, làm thuê công việc gia đình... Trong những năm gần đây, khi lao động dôi dƣ trong các doanh nghiệp nhà nƣớc do cổ phần hóa, tinh giảm biên chế và những lao động bị mất việc làm do các doanh nghiệp tƣ nhân bị phá sản ngày càng nhiều, thì thị trƣờng lao động này đã thu hút họ với rất nhiều các hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt. Nhƣ vậy, mặc dù vẫn còn mang nặng tính chất của loại thƣơng mại, dịch vụ cấp thấp nhƣng khu vực dịch vụ này ở huyện Ngọc Hồi đã tạo đƣợc nhiều việc giúp giải quyết cho một lƣợng lao động không nhỏ trong thời gian qua.

Hiện nay, lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân tăng khá, song còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ có sự bất hợp lý này là do:

- Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế.

- Lao động có tay nghề, có kỹ năng, đƣợc đào tạo trong các lĩnh vực, đặc biệt là khu vực nông thôn còn quá thấp, khiến ngƣời lao động không hoặc khó có thể tìm cơ hội chuyển nghề, tìm việc làm mới và phải chấp nhận làm những công việc giản đơn.

Qua bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ lao động trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông; thƣơng mại và dịch vụ là còn thấp. Muốn chuyển đổi cơ cấu lao động theo hƣớng tăng tỷ lệ lao động trong các ngành sản xuất và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong nông, lâm, ngƣ nghiệp cần phải quan tâm đến phát triển các khu công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề,

đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm mới cho ngƣời lao động và từng bƣớc rút dần lao động ở nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)