Phƣơng hƣớng giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 94 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3. Phƣơng hƣớng giải quyết việc làm

a. Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hồi

Với mục tiêu nâng cao tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng trong từng ngành, từng lĩnh vực; bảo đảm cho nền kinh tế huyện tiếp tục phát triển. Xây dựng huyện để có kinh tế phát triển nhanh và bền vững, có ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp phát triển, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hệ thống giáo dục - đào tạo đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, bền vững.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, Ngọc Hồi cần phải có những chính sách về hỗ trợ phát triển thị trƣờng lao động cũng nhƣ việc cân bằng giữa tạo việc làm và phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, những khó khăn, tồn tại trong giai đoạn trƣớc cùng với những thách thức mới trong lĩnh vực việ

+ Thực hiện các chính sách ổn định việc làm để bảo đảm việc làm, việc làm bền vững cho ngƣời lao động. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tạo thêm việc làm có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả.

+ Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài địa phƣơng để tận dụng lao động thanh niên tại chỗ nông nhàn. Khuyến khích có ƣu đãi với những doanh nghiệp đầu tƣ vào huyện có sử dụng lao động thanh niên của huyện.

+ Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh thu hút và giải quyết việc làm cho lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Cải thiện điều kiện làm việc; hỗ trợ tài chính, đào tạo và thông tin thị trƣờng lao động. Phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đồng thời đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh và hỗ trợ nâng cấp công nghệ, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh tạo việc làm cho các lao động phổ thông trình độ thấp.

+ Đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động, tăng cƣờng quản lý, bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài. Nâng cao chất lƣợng nguồ ề ngoại ngữ, tay

nghề ủ

ất lƣợng hệ thống cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ cho thanh niên đi làm việc ở nƣớc ngoài…

+ Nâng cao năng lực các Trung tâm dịch vụ việc làm, hình thành hệ thống dịch vụ việc làm công, tập trung vào các hoạt động thông tin thị trƣờng lao động và tƣ vấn, giới thiệu việc làm. Cải thiện khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng lao động, đặc biệt tập trung hƣớng nghiệp, tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên, cho các nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng,… Tăng cƣờng

phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thu thập các thông tin thị trƣờng lao động, mở rộng hợp tác, kết nối trong phạm vi hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm công với các đối tác bao gồm cả địa phƣơng, trong nƣớc trong việc triển khai các chƣơng trình và cung cấp các dịch vụ.

b. Phải đảm bảo vừa phát huy được thế mạnh của thanh niên nông thôn, vừa giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

Lao động của con ngƣời là một trong ba yếu tố đầu vào của sản xuất, hơn thế nữa lại là nhân tố thực hiện kết hợp các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì kéo theo nhu cầu về lao động cũng sẽ thay đổi để phù hợp với sản xuất, tức là thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Vậy trƣớc khi có sự chuyển dịch này thì có sự dƣ thừa lao động ở các ngành, vùng, thành phần kinh tế này nhƣng lại có sự thiếu hụt ở ngành, vùng kinh tế khác và số lao động dƣ thừa này sẽ phải trải qua một quá trình đào tạo lại để phù hợp với nghành, vùng thành phần kinh tế khác. Và nhƣ vậy công tác đào tạo nghề phải nhanh chóng kịp thời để vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao động.

Đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ mật thiết hợp tác và bổ sung cho nhau. Đào taọ nghề vừa là nền tảng vừa động lực cho chuyển dịch cơ cấu lao động. Còn chuyển dịch cơ cấu lao động lại quyết định trở lại về quy mô, cơ cấu, và chất lƣợng cho đào tạo nghề.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo điều kiện để ngƣời lao động lựa chọn đƣợc ngành, nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ cung - cầu về lao động. Vấn đề đặt ra đối với huyện Ngọc Hồi là phải nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực mà trƣớc hết phải tăng nhanh bộ phận lao động thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo

đúng hƣớng, vừa tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, vừa tạo đà cho nền kinh tế của huyện tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp nhƣng lại thu hút đƣợc nhiều lao động, nhất là lao động thanh niên nông thôn.

c. Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên cơ sở pháp luật và đảm bảo thực hiện bình đẳng giới

ủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, là nhiệm vụ

trọng tâm của chiến lƣợc, kế hoạ - ẳng giới

vừa là mục tiêu vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định và đồng thuận, phát triển bền vững đất nƣớc. Bình đẳng giới tạo điều kiện quản lý nhà nƣớc có hiệu quả khi nguồn lực con ngƣời (bao gồm cả nam và nữ) đƣợc phát huy và sử dụng một cách hợp lý. Chiến lƣợc cũng là công cụ để đƣa Luật Bình đẳng giới vào cuộc sống và để hiện thực hoá các cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện Công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức phân biêt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) và Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG).

Trong những năm qua, Ngọc Hồi cũng đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng về bình đẳng giới, đã có những tiến bộ trong việc phát triển thị trƣờng lao động, mở rộng cơ hội việc làm cho lao động thanh niên. Khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế - lao động đã đƣợc cải thiện, lao động thanh niên ngày càng khẳng định đƣợc vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.

Hiện nay, lao động thanh niên chiếm số đông trong những ngành nghề không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập thấp, điều kiện lao động nghèo nàn, thời gian lao động kéo dài và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao. Nông nghiệp hiện là nghề nghiệp chính của hơn 1/2 lao động nam và khoảng 2/3 lao động thanh niên của huyện. Nữ chiếm một tỷ lệ lớn trong khu vực kinh tế không chính thức, trong các cơ sở kinh doanh nhỏ, lao động tại nhà,

lao động làm thuê cho gia đình, lao động di cƣ, làm việc trong các lĩnh vực thƣờng chƣa đƣợc pháp luật lao động điều chỉnh, không thuộc phạm vi điều tiết hệ thống bảo trợ xã hội chính thức. Tỷ lệ lao động thanh niên chƣa qua đào tạo, đặc biệt là khu vực nông thôn, còn ở mức cao. Mặc dù không có sự phân biệt về giới trong chính sách tiền lƣơng, song thu nhập thực tế của lao động nữ chỉ bằng 74,5% so với thu nhập của lao động nam. Phụ nữ ít đƣợc tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực tài chính và kinh tế ở gia đình và cộng đồng. Do trình độ chuyên môn, kỹ thuật thấp, phụ nữ thƣờng ở thế bất lợi hơn so với nam giới trong tiếp cận việc làm có thu nhập cao hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Làm việc trong khu vực phi chính thức, lao động thanh niên đang găp nhiều rủi ro liên quan đến việc làm thiếu ổn định, thu nhập bấp bênh và không đƣợc hƣởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các nguồn hỗ trợ chính thức.

Nhằm góp phần thực hiện hiệu quả hơn nữa mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại huyện, các cấp các ngành hữu quan cùng toàn xã hội cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp lớn, trong đó chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và nhân dân; quán triệt sâu, rộng các văn bản pháp luật về quyền của lao động thanh niên; làm tốt công tác tham mƣu cơ chế chính sách về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, thực hiện lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong chính sách, chƣơng trình, chiến lƣợc, kế hoạch công tác hàng năm của các ban, ngành, đoàn thể. Rà soát, đề xuất đánh giá, điều chỉnh, bổ sung việc bảo đảm bình đẳng giới trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách của tỉnh. Với tất cả những gì đã và đang thực hiện, hy vọng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên cơ sở pháp luật và đảm bảo thực hiện bình đẳng giới sẽ thu đƣợc nhiều thành tựu mới vào những năm tới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)