Phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 35 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

thôn

Phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống quy mô vừa và nhỏ.

Phát triển mạnh các loại dịch vụ có chất lƣợng cao phục vụ công nghiệp hoá và đời sống của ngƣời dân đồng thời tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Phát triển nông nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng có khí hậu nhiệt đới: Giao đất ổn định lâu dài cho nông dân phát triển trang trại. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn, từng bƣớc hiện đại hoá nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị cao làm cơ sở phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.

Xây dựng củng cố các trung tâm chuyển giao công nghệ, cung cấp giống cây, giống con theo phƣơng pháp tiên tiến và công nghệ sinh học hiện đại. Quy hoạch một số vùng chuyên canh nhƣ: rau sạch, cây ăn quả, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ và sửa chữa máy móc nông nghiệp, hỗ trợ và phát triển làng nghề, phát triển mạng lƣới giao thông nông thôn và các dịch vụ nhỏ.

Tạo việc làm mới phải gắn với tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu KT theo hƣớng CNH, HĐH ở nƣớc ta có tác động đến giải quyết việc làm cho thành niên trên các mặt sau:

Thứ nhất, đối với ngành NN.

Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “NN có bƣớc phát triển theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu KT gắn với chuyển dịch cơ cấu LĐ; tỉ lệ LĐNT khoảng 30 - 35% LĐ xã hội”, trong đó “giá trị gia tăng NN bình quân 5 năm 2,6 - 3%/năm. Cơ cấu GDP : NN là 17 - 18%”, “…Phát triển mạnh CN, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trƣờng. Triển khai chƣơng trình xây dựng NT mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bƣớc đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của NT Việt Nam…”, “…Tạo môi trƣờng thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tƣ vào NN và NT, nhất là đầu tƣ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều LĐ. Triển khai có hiệu quả chƣơng trình ĐTN cho 1 triệu LĐNT mỗi năm…”

Nhƣ vậy chủ trƣơng này tác động rất lớn đến giải quyết việc làm, phải có một đội ngũ lao động nông thôn rất lớn do có sự chuyển đổi ngành, nghề ở NT, do quá trình đô thị hoá. Chiến lƣợc đào tạo cùng lúc phải đáp ứng hai yêu cầu là vừa đào tạo hoàn toàn mới, chuyển đổi ngành nghề đối với LĐ trƣớc đây họ là nông dân, để cung ứng cho các nhà máy, dịch vụ CN, tiểu thủ CN, đồng thời phải đào tạo đội ngũ thanh niên có trình độ cao để đáp ứng, tiếp cận các ngành nghề mới xuất hiện áp dụng công nghệ sinh học, các loại giống mới và ĐTN để xuất khẩu LĐ.

Thứ hai, đối với ngành CN:

Trong chiến lƣợc phát triển KT-XH giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu: “Chú trọng phát triển CN phục vụ NN, NT, năng lƣợng sạch đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lƣợng, nguyên liệu. Từng bƣớc phát triển CN sinh học và CN môi trƣờng. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành CN sử dụng nhiều LĐ.”, đã làm thay đổi rất căn bản xu hƣớng phát triển cơ cấu LĐNT hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập. Rõ ràng, sản phẩm CN do gia công, sử dụng nhiều LĐ hoặc sản phẩm CN xuất khẩu thô trong tƣơng lai không phải là ƣu thế vì tính hiệu quả KT và tính cạnh tranh rất thấp trên thị trƣờng thế giới. Do vậy, một mặt phải nâng cao chất lƣợng các ngành CN có lợi thế cạnh tranh, sử dụng nhiều LĐ, nhƣ: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, giày da, đồ nhựa…, mặt khác đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn. Tất cả những ảnh hƣởng nhƣ về CN nhƣ vậy sẽ tác động trực tiếp đến công tác ĐTN.

Thứ ba, đối với ngành dịch vụ.

“Ƣu tiên phát triển và hiện đại hoá các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, thƣơng mại, du lịch, vận tải, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ…” trong đó “Phấn đấu khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng GDP và gấp ít nhất 1,3 lần tốc độ tăng trƣởng của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất; tốc độ tăng trƣởng dịch vụ bình quân 5 năm đạt 8 - 8,5%/năm.

Nhƣ vậy, trong thời gian đến trong bối cảnh hội nhập KT, các loại hình dịch vụ mới sẽ hình thành từ nhu cầu trong nƣớc và có sự du nhập nhanh các loại hình dịch vụ từ nƣớc ngoài. Cho nên sự phát triển của các ngành dịch vụ cao cấp cần ngƣời LĐ ở kỹ năng tinh tế trong giao tiếp (phục vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải hàng không…), khả năng tƣ vấn, maketing, quan hệ khách hàng…, đặc biệt trong các ngành dịch vụ có ƣu thế của Việt Nam nhƣ

dịch vụ vận tải, bƣu chính viễn thông cần đội ngũ LĐ qua đào tạo có trình độ nhất định để thực hiện các công việc theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tiêu chí:

- Số lƣợng việc làm mới tạo ra trong một thời kỳ - Tỷ lệ tăng việc làm mới so với tổng việc làm - Cơ cấu việc làm mới đƣợc tạo ra

1.2.3. Xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là việc đƣa ngƣời lao động trong nƣớc ra nƣớc ngoài làm việc. Hiện nay, xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế xã hội phổ biến của mọi địa phƣơng trong cả nƣớc. Nhất là những vùng nông thôn, đất chật, ngƣời đông, nhân khẩu và lao động có xu hƣớng gia tăng, vấn đề tạo việc làm, giải quyết tình trạng dƣ thừa lao động càng phức tạp. Vì vậy, biện pháp xuất khẩu lao động là hoạt động cơ bản trong phát triển kinh tế, là giải pháp hữa hiệu nhằm giải quyết việc làm cho lao động. Xuất khẩu lao động sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phƣơng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện phát triển bền vững sau này.

Các tiêu chí

- Số lƣợng thanh niên đƣợc xuất khẩu lao động - Tỷ lệ tăng việc làm nhờ XKLĐ

- Cơ cấu việc làm đi xuất khẩu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)