6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Phát triển các ngành sản xuất
- Đối với ngành nông nghiệp:
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có hiệu quả, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, trong đó có thanh niên nông thôn, huyện Ngọc Hồi cần phải tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Về trồng trọt: lấy hiệu quả kinh tế cao trên trên một diện tích để bố trí cây trồng.
- Về trồng lúa, trồng cà phê, cao su, mì cần tăng diện tích, thâm canh chú trọng đến năng suất và chất lƣợng, tập trung quy hoạch và đầu tƣ chiều sâu cho cây cà phê tại xã Đăk Kan hƣớng tới thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
- Về chăn nuôi: đổi mới cơ cấu, cải tạo giống, chú trọng chăn nuôi các loại con, có thị trƣờng tiêu thụ và giá trị kinh tế cao nhƣ dúi, nhím, dê…
- Phát triển đàn heo siêu nạc, bò lai Sind để cải tạo cơ bản giống của đàn lợn, đàn gia súc có khả năng kháng bệnh tốt, siêu thịt, siêu trứng đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh đƣợc rủi ro do dịch bệnh. Tập trung chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa phát triển.
Tóm lại, trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đƣợc bố trí phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, giải quyết việc làm cho lao động.
- Đối với ngành công nghiệp
Một trong những hƣớng phát triển công nghiệp của huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2015-2020 là: đầu tƣ phát triển mạnh công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp cơ khí chế tạo phục vụ cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhất là các ngành nghề truyền thống, hình thành một số CCN tập trung tại từng địa phƣơng và cho cả vùng nhằm thu hút đầu tƣ có trọng điểm với những dự án kinh tế lớn, tập trung đột phá phát triển công nghiệp mũi nhọn nhƣ khai thác khoáng sản, mỏ đá, công nghiệp chế biến mủ cao su, cà phê. Phấn đấu nhịp độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm khoảng trên
5.050 tỷ đồng 8,85% (năm 2015 là 4.639,3 tỷ đồng); tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm từ 23 - 25%, thu hút từ 15 - 25% tổng số thanh niên nông thôn của toàn huyện.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, góp phần vào vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Ngọc Hồi cần tập trung giải quyết tốt các việc sau đây:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích mọi thành phần kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến, sử dụng nguyên liệu tại chỗ có khả năng thu hút nhiều lao động.
- Tập trung xây dựng các CCN dịch vụ tập trung đã quy hoạch đƣa vào khai thác và sử dụng có hiệu quả, tạo ra thế cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy kinh tế phát triển, tiết kiệm nguồn lực nhất là đất sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản.
- Tập trung khôi phục phát triển mạnh các làng nghề truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm, đan lát, xây dựng, phát triển dạy nghề mới hƣớng tới xuất khẩu để tạo việc làm trong nông thôn. Chuyển một bộ phận lớn lao động sang khu vực phi nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu lao động về chất tạo ra một lực lƣợng lao động trẻ ở nông thôn từ lao động phổ thông trở thành lao động có kỹ thuật, từ tính chất lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, kỹ thuật ngày càng hiện đại; nhằm tạo ra năng suất lao động cao từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống của ngƣời lao động trong đó có lực lƣợng lao động trong độ tuổi công nghiệp.
- Đối với ngành thương mại- dịch vụ
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thƣơng mại - dịch vụ phù hợp, đạt hiệu quả, góp phần tạo ra nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Ngọc Hồi cần giải quyết tốt các vấn đề sau đây:
- Quy hoạch, phát triển tốt hệ thống thƣơng mại - dịch vụ phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh hoạt động thông tin, xúc tiến thƣơng mại mở rộng thị trƣờng, chú trọng phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với du lịch cộng đồng nhƣ: quảng bá hình ảnh nhà rông của ngƣời dân tộc Dẻ, Triêng, các món ăn ẩm thực truyền thống của ngƣời đồng bào dân tộc…
- Đầu tƣ, phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ để tƣơng xứng và phát huy đƣợc vai trò vừa là động lực vừa là cơ sở phát triển KT - XH.
- Quy hoạch và tổ chức lại mạng lƣới chỗ ở khu vực nông thôn, đặc biệt là cho đầu mối trung tâm cụm xã, liên xã, thị trấn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên nông thôn có môi trƣờng giao lƣu hàng hóa, mặt khác phải thúc đẩy phát triển thị trƣờng trên mạng để mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
- Quy hoạch và phát triển đồng bộ các loại thị trƣờng cả thị trƣờng “đầu vào” và “đầu ra” của sản phẩm hàng hóa. Tập trung tổ chức lại thị trƣờng hàng hóa, trong đó phải chú trọng khâu phân phối, lƣu thông, vai trò của các doanh nghiệp nhà nƣớc phải đƣợc phát huy điều tiết, quản lý đƣợc giá cả, đảm bảo cho thị trƣờng ổn định, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Phát triển mạnh các dịch vụ nhƣ: giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, dịch vụ tƣ vấn, thông tin tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tƣ, điện nƣớc…
- Quy hoạch và có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng thu hút đƣợc ngƣời tài, đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ năng lực và trình độ, nhất là đội ngũ chuyên gia; các nhà quản lý giỏi để phát triển thị trƣờng thƣơng mại - dịch vụ trong nền kinh tế thị trƣờng trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.