Thực hiện chính sách sử dụng lao động và xuất khẩu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 108 - 110)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Thực hiện chính sách sử dụng lao động và xuất khẩu

Chính sách đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc trở thành chiến lƣợc của quốc gia nói chung và của các địa phƣơng. Xuất khẩu lao động giải quyết đƣợc nhu cầu việc làm của lao động và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, để cho công tác xuất khẩu lao động trở thành một chiến lƣợc của giải quyết việc làm trong những năm tới đòi hỏi phải tăng quy mô gấp nhiều lần so với hiện nay. Hiện nay xu thế toàn cầu hóa tạo điều kiện thúc đẩy phân công lao động toàn cầu tạo điều kiện cho lao động của chúng ta hội nhập lao động quốc tế.

Trong thời gian qua hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện đạt đƣợc một số thành tự đáng ghi nhận. Tuy nhiên công tác này còn một số hạn chế nhất định. Trƣớc hết là chất lƣợng nguồn lao động còn thấp, nên chủ yếu vẫn là xuất khẩu lao động phổ thông. Để đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới cần nâng cao chất lƣợng cho ngƣời lao động thông qua hoạt động hƣớng nghiệp, dạy nghề. Đào tạo cho ngƣời lao động có tay nghề, có ngoại ngữ, hiểu biết về văn hóa và pháp luật của địa bàn là vấn đề quyết định để phát triển công tác xuất khẩu lao động.

Bên cạnh hoạt động đào tạo nghề cho ngƣời lao động thì đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian tới cần thực hiện theo những hƣớng sau:

Thứ nhất, cần tạo điều kiện cho ngƣời lao động, đặc biệt là thanh niên vay vốn đi xuất khẩu lao động thông qua quỹ tín dụng.

Thứ hai, các cấp chính quyền nên có sự liên kết với các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm, Sở Lao động Thƣơng binh – Xã hội, Đoàn thanh niên…để đƣợc hỗ trợ về pháp luật cũng nhƣ kinh nghiệm trong việc chọn công ty đƣa ngƣời đi xuất khẩu lao động, tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhỏ.

Thứ ba, UBND các cấp nên có quy chế ƣu đãi đối với những ngƣời đi xuất khẩu lao động nhƣ: giảm bỏ thủ tục hành chính không cần thiết; cử cán bộ trực tiếp phối hợp với cấp có thẩm quyền giải quyết nhanh thủ tục hồ sơ cho lao động; miễn thu các loại lệ phí, đặc biệt là miễn các quỹ xây dựng phúc lợi theo quy định của địa phƣơng đối với đối tƣợng đi.

Hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ vẫn chƣa đƣợc chính quyền địa phƣơng chú trọng. Xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức kết hợp giữa lao động trong nƣớc với vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế, đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt nam ngày càng phát triển mạnh, nên xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức tạo việc làm đang có nhiều tiềm năng. Điều dễ nhận thấy đƣợc rằng hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ không chỉ góp phần giải quyết việc làm, mà còn hạn chế bớt chi phí cho ngƣời lao động khi đi xuất khẩu lao động.

Trong thời gian tới thanh niên nông thôn cần đƣợc tiếp tục tham gia vào chƣơng trình xuất khẩu, vì xuất khẩu lao động hiện nay chủ yếu là lứa tuổi thanh niên. Mục tiêu hƣớng tới là: tăng số lƣợng và nâng tỷ lệ lao động thanh niên nông thôn có nghề đi xuất khẩu lao động; tăng thu ngoại tệ đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho thanh niên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)