Giải quyết việc là mở thành phố KonTum – Tỉnh KonTum

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 47 - 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Giải quyết việc là mở thành phố KonTum – Tỉnh KonTum

- Đối với ngành nông nghiệp - ngƣ nghiệp

Thành phố Kon Tum trong những năm qua, tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp đạt mức tăng trƣởng từ 6 - 7 %/năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp thực hiện công tác chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá hiệu quả, bền

vững theo xu hƣớng giảm diện tích đất lúa chuyển sang phát triển trang trại, vƣờn trại, dành quỹ đất để sản xuất phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt để thực hiện chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, thành phố Kon Tum đã quy hoạch những vùng sản xuất cây, con theo mô hình tập trung nhƣ: vùng sản xuất cao su, cà phê, mì, đậu chất lƣợng cao, vùng trồng rau, củ quả. Nhờ vậy, giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1 ha canh tác đã nâng lên 28 triệu đồng/ha, tăng khá cao so với mức bình quân của tỉnh Kon Tum (23 triệu đồng/ha), đồng thời cũng đã giải quyết việc làm cho trên 1.500 lao động làm việc.

Cùng với sự chuyển đổi tích cực trong trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục toàn diện về cả quy mô và chất lƣợng sản phẩm. Thành phố Kon Tum có tiềm năng rất lớn với diện tích bãi đất và đồng cỏ rộng, với định hƣớng khai thác về lợi thế trên, đã chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển đàn bò, nuôi nhím, dúi và chăn nuôi lợn nạc, thả cá. Đến nay, tổng đàn trâu bò có khoảng 10.142 con, đàn lợn có 85.472 con, đàn gia cầm có 473.400 con, đàn nhím 7.498 con, sản lƣợng cá đạt 1.120 tấn cá, giải quyết việc làm cho 1.050 lao động vào làm việc. Điều đó đã cho thấy bộ mặt tiến bộ xã hội, cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện.

Với mục tiêu đầu tƣ phát triển chăn nuôi theo chiều sâu và giải quyết việc làm tại chỗ cho ngƣời lao động, thành phố Kon Tum đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách hỗ trợ giống, giải quyết mặt bằng khuyến khích phát triển chăn theo mô hình trang trại tập trung tại các xã vùng ven thành phố nhƣ xã Ja Chiêm, Đăk Cấm.

Để tiếp tục thực hiện công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng nhƣ đƣa nền kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững, trong lĩnh vực trồng trọt, phấn đấu chuyển đổi 20% diện tích trồng cây lƣơng thực sang

làm kinh tế trang trại nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và xu hƣớng chuyển dịch lực lƣợng lao động thuần nông sang phục vụ sản xuất có tính chuyên môn cao có kỹ thuật.

Tóm lại, việc đảm bảo gia tăng thu nhập nói chung và giải quyết việc làm nhàn rỗi trong nông nghiệp nói riêng phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, thành phố Kon Tum đã kịp thời xây dựng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của địa phƣơng.

- Đối với ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ: Hiện nay, ngành công nghiệp thành phố Kon Tum chiếm tỷ trọng 29,2%/GDP của tỉnh Kon Tum, tốc độ tăng trƣởng khá nhanh, tập trung chủ yếu vào các ngành chế biến lâm sản, nông sản, khai thác khoáng sản, mỏ đá và sản xuất vật liệu xây dựng. Năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 154 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2014. Trong đó, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những đóng góp đáng kể với giá trị 158 tỷ đồng, giải quyết việc làm hơn 2.000 lao động. Cùng với đó, các dịch vụ cũng phát triển, hệ thống chợ, siêu thị, bến bãi đƣợc đầu tƣ xây dựng phục vụ cho giao lƣu thƣơng mại. Tổng doanh thu của ngành dịch vụ thƣơng mại đạt 279.324 triệu đồng, tăng 15,34% so với năm 2014.

Để đạt đƣợc thành quả đó, thành phố Kon Tum đã tích cực xây dựng triển khai các cụm công nghiệp, các nhà đầu tƣ, công ty xây dựng về địa phƣơng hàng năm giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nhƣ khu công nghiệp Hòa Bình, Công ty TNHH MTV khoáng sản Hoàng Anh Gia Lai - Kon Tum, công ty cổ phần Đƣờng Kon Tum… . Đồng thời trong thời gian tới, thành phố chủ trƣơng quy hoạch và xây dựng mới các chợ nông thôn, các điểm dịch vụ, trung tâm thƣơng mại nhằm đáp ứng lƣu thông tiêu dùng hàng hoá của nhân dân tại địa phƣơng.

1.4.2. Giải quyết việc làm thông qua mô hình kinh tế trang trại hiệu quả của huyện Đăk Hà- tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)