6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.2. Giải quyết việc làm thông qua mô hình kinh tế trang trại hiệu quả
Huyện Đăk Hà với diện tích tự nhiên 84.572,42 ha, toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, 103 thôn, làng, tổ dân phố; dân số 67.887 ngƣời. Trong đó dân tộc thiểu số 33.060 ngƣời, chiếm 48,7%; tỷ lệ hộ nghèo hiện nay chiếm 12,33%.
Điểm đột phá đầu tiên để giải quyết vấn đề đói nghèo chiếm tỷ lệ khá cao 53,54% năm 1994. Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết về thâm canh cây lúa nƣớc, đây là Nghị quyết xuyên suốt trong quá trình thực hiện. Các chƣơng trình phát triển nông nghiệp đã tập trung cải tạo đồng ruộng, mở rộng diện tích, thâm canh, tăng vụ, xây dựng các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá hệ thống kênh mƣơng phục vụ sản xuất. Kết quả đã mở rộng diện tích cây lúa nƣớc hiện nay đạt3.364,6 ha. Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện năm 2015 đạt 23.343,5 ha. Cùng với hồ thuỷ lợi Đăk Uy là 46 công trình thuỷ lợi kiên cố với nguồn vốn đầu tƣ hàng trăm tỷ đồng đã góp phần tăng tổng diện gieo trồng từ 8.771 ha năm 1994 lên 22.698,5 ha năm 2014 kết quả đã giải quyết đƣợc hơn 2.945 ngƣời lao động trong đó thanh niên nông thôn chiếm 1.963 ngƣời.
Phối hợp với Phân Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền Trung lập quy hoạch tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng huyện Đăk Hà thành vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Kon Tum. Thực hiện chuyển đổi diện tích cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng các loại cây công nghiệp lâu năm; triển khai đề án ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa nƣớc, cà phê, cao su và sắn nhằm tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm, đƣa giống mới vào sản xuất.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đảng bộ huyện đã xác định cây cà phê, cao su là cây chủ lực, là cây làm giàu của vùng đất Đăk Hà. Từ năm 1997 Đảng bộ đã có chủ trƣơng "Liên doanh liên kết với Nông trƣờng quốc doanh để phát triển cây công nghiệp", phát huy vai trò “bà đỡ” của Doanh nghiệp hỗ trợ phát triển cây cà phê. Năm 2007, huyện chủ trƣơng thực hiện “Dồn điền đổi thửa”, chuyển đổi diện tích đất trồng sắn bạc màu để phát triển cây cao su hộ gia đình. Hàng năm, huyện trích nhiều tỷ đồng để hỗ trợ giống, vốn, phân bón, kỹ thuật phát triển nông nghiệp. Trƣớc đây cây cà phê, cao su chủ yếu của Doanh nghiệp Nhà nƣớc, nay đã đƣợc trồng rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đây là yếu tố quan trọng để các hộ thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Đề án chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền của tỉnh trên địa bàn huyện Đăk Hà, giai đoạn 2012-2016 và Chƣơng trình hỗ trợ phát triển cây cao su hộ gia đình của huyện, đến nay toàn huyện có 7.061,2 ha cao su hộ gia đình, tạo nền tảng cho nông dân tăng thu nhập, ổn định đời sống, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm cho gần 4.500 lao động.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên trồng trọt, chăn nuôi đại gia súc phát triển mạnh trong các hộ gia đình cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hƣớng dẫn nhân dân đầu tƣ con giống, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhân rộng mô hình nuôi heo hƣớng nạc, đƣa giống bò lai sind vào ''Sind hoá'' đàn bò địa phƣơng; chƣơng trình sử dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo....Ngoài ra, huyện chú trọng quy hoạch khu chăn nuôi tập trung trên 500 ha tại xã Đăk Ui, vùng chăn thả tập trung ở các thôn, phát động nhân dân tận dụng đất trong vƣờn để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Đến nay, tổng đàn gia súc 25.937 con và đàn gia cầm 191.511 con. Kinh tế trang trại đƣợc hình thành và phát triển với nhiều loại hình giải quyết việc làm cho hơn 1.360 Đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện.