6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế
Trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều mặt hàng nông sản sụt giá, khó tiêu thụ, nhƣng kinh tế huyện Ngọc Hồi vẫn có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động giao thƣơng vẫn sôi động và nhộn nhịp.
So với năm 2013, trong năm 2014 dự kiến tổng giá trị sản xuất của huyện đạt gần 3.600 tỷ đồng, tăng trên 700 tỷ đồng; tỷ trọng ngành thƣơng mại-dịch vụ chiếm 38,41%, tăng 3%; thu nhập bình quân đầu ngƣời 24 triệu đồng/năm…
Trên lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản xuất ƣớc đạt trên 1.300 tỷ đồng, tăng 23,4%. Hoạt động thƣơng mại, xuất-nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y đạt 137 triệu USD, tăng 25%. Những mặt hàng nhập khẩu là dƣợc phẩm, sắt thép, máy móc các loại...; xuất khẩu là các loại phân bón, sản phẩm từ nhựa, cao su, cà phê, gỗ các loại, mật mía, cây giống…
Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su, trồng rừng phòng hộ, trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi. Trong tƣơng lai sẽ đẩy mạnh công tác thuỷ lợi nhằm thâm canh tăng năng xuất cây lƣơng thực, phát triển các loại cây ăn quả....kết hợp khuyến khích phát triển kinh tế thƣơng mại, với yêu cầu trở thành vùng đặc thù của khu thƣơng mại, công nghiệp, chế xuất...thu hút các doanh nghiệp không cả trong nƣớc mà cả nƣớc ngoài vào đầu tƣ, kinh doanh, sản xuất.
Bên cạnh đó, UBND huyện phối hợp Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ, thực hiện các chính sách ƣu đãi thu hút đầu tƣ nhƣ giao đất, miễn thuế… để khuyến khích các nhà đầu tƣ vào địa bàn. Đến nay, Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã thu hút đƣợc 56 dự án đăng ký đầu tƣ với số vốn trên 900 tỷ đồng. Các dự án đã giải quyết
việc làm cho gần 1.900 lao động, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, sản lƣợng lƣơng thực thu đƣợc trong năm 2014 trên 9.600 tấn, tăng 1.000 tấn. Hai cây trồng chiến lƣợc là cao su phát triển đƣợc 7.861ha và cà phê 1.050ha. Trong chăn nuôi, đàn gia súc trên 17.200 con, tăng 1.700 con; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đƣợc kiểm soát và dập tắt kịp thời, không phát sinh ra diện rộng.
Trên lĩnh vực lâm nghiệp, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, các chủ rừng phối hợp với các cơ quan chức năng ở tỉnh thực hiện Phƣơng án giải quyết đất chồng lấn, đất lấn chiếm các lâm trƣờng để làm cơ sở bảo vệ tốt tài nguyên rừng và phát triển kinh tế địa phƣơng.
Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, nhất là chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đƣợc huyện chỉ đạo triển khai quyết liệt. Thực hiện Đề án về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, UBND huyện đã lồng ghép các nguồn vốn, tập trung đầu tƣ trên 20 công trình giao thông nông thôn. Qua khảo sát việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, hiện nay, xã Đăk Nông đã đạt 11 tiêu chí; xã Bờ Y, Đăk Kan đạt 10 tiêu chí; xã Đăk Xú đạt 9 tiêu chí…
Công tác xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn đƣợc coi trọng. Thông qua các chƣơng trình phát triển kinh tế và sự lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ cho công tác giảm nghèo, đời sống của ngƣời lao động tiếp tục đƣợc nâng lên và có nhiều hộ thoát nghèo.
Giai đoạn 2011-2015 nền kinh tế huyện Ngọc Hồi phát triển tƣơng đối ổn định. Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) tăng cao qua các năm (năm 2010 là: 1.850 tỷ đồng, năm 2011 là 2.199,8 tỷ đồng, năm 2012, đạt 2.620,3 tỷ đồng, năm 2013 đạt 3.154,1 tỷ đồng, năm 2014 đạt 3.815,4 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 4.639,3 tỷ đồng). Tổng giá trị tăng thêm ƣớc thực hiện năm
2015 đạt 1.560 tỷ, đạt 116,3% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 giảm còn 10,72% (giảm 22,22% so với năm 2010), năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn dƣới 9%, vƣợt kế hoạch đƣợc giao (KH là 20%). Thu nhập bình quân đầu ngƣời 14,3 triệu đồng năm 2010 tăng lên 24,9 triệu đồng năm 2014, năm 2015 tăng lên khoảng trên 28,2 triệu đồng, vƣợt kế hoạch đƣợc giao (KH là 24,3 triệu đồng/năm). Đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.