6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Điều kiện xã hội
Dân số và kinh tế xã hội là những yếu tố vận động theo các quy luật khách quan trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhƣng lại có quan hệ hữu cơ với nhau. Một trong những mối liên hệ quan trọng giữa dân số và lao động là vấn đề tăng trƣởng lực lƣợng lao động và cơ hội tạo việc làm phù hợp.
Dân số tăng nhanh là áp lực đối với vấn đề tạo việc làm cho LLLĐ. Quan sát cho thấy, ở tất cả các nƣớc trên thế giới, tỷ lệ tham gia LLLĐ của nhóm tuổi 15 - 60 là cao nhất trong LLLĐ so với các nhóm tuổi khác. Nếu tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15 - 60 tăng thì LLLĐ sẽ tăng lên.
Giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Giáo dục và đào tạo nhằm cung cấp cho xã hội một lực lƣợng lao động mới đủ về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng và phát huy hiệu quả để đảm bảo việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Thanh niên là lực lƣợng lao động trẻ có tiềm năng rất lớn. Tiềm năng lao động thanh niên thể hiện ở thể chất, trí tuệ và tinh thần của từng cá nhân và cộng đồng thanh niên đang độ sung sức và phát triển nhanh. Tiềm năng đó
phụ thuộc vào các nhân tố bên trong và bên ngoài rất đa dạng, tác động qua lại đan xen nhau.
Yếu tố trình độ nghề nghiệp của thanh niên rất quan trọng khi tham gia thị trƣờng lao động, thậm chí quyết định năng lực cạnh tranh của họ và phải thông qua đào tạo, tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống và làm việc.
Trình độ nghề nghiệp đƣợc biểu hiện về mặt hình thức là trình độ đạt đƣợc qua đào tạo nghề nghiệp; về mặt nội dung là trình độ nghề nghiệp thực tế thể hiện ở năng suất, hiệu quả làm việc.
Ngoài ra còn các nhân tố khác ảnh hƣởng đến vấn đề giải quyết việc làm nhƣ: trình độ kỹ năng, phẩm chất, tính kỷ luật lao động, sức khoẻ, thể chất... của ngƣời lao động. Phong tục, tập quán, thói quen, trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật, trình độ văn minh của xã hội...
Ở nƣớc ta, do điều kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn còn nhiều khó khăn, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu, nhất là ở vùng dân tộc, tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa đang là những lực cản rất lớn trong vấn đề việc làm và giải quyết việc làm.
Nhƣ vậy, muốn giải quyết tốt việc làm cho thanh niên nông thôn phải chú trọng phát triển mặt tích cực của các nhân tố ảnh hƣởng đến việc làm và chất lƣợng lao động, mặt khác, phải có những biện pháp tích cực nhằm triệt tiêu những mặt tiêu cực của các nhân tố đó.
1.4. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG