Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 41 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Điều kiện kinh tế

Sự phát triển của kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển của những lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trong đó có công tác giải quyết việc làm cho thanh niên. Trình độ phát triển kinh tế có tác động trực tiếp tới công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, tăng trƣởng kinh tế và thu nhập của dân cƣ

trong quá trình đô thị hóa, không những tạo điều kiện vật chất, mà còn giúp cho thanh niên có thêm nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm.

a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Các dự báo về tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣa ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng có mối quan hệ với hệ số co giãn việc làm. Cụ thể hơn, tốc độ tăng trƣởng của các ngành, nghề, lĩnh vực của nền kinh tế địa phƣơng sẽ tác động đến tốc độ tăng trƣởng việc làm.

Sự phát triển kinh tế của địa phƣơng: Sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế, qua đó tạo đƣợc nhiều việc làm cho xã hội.

Cơ cấu sản xuất: phản ánh mức độ khai thác nguồn lực, khả năng phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng về nguồn lực tự nhiên. Do đó, cơ cấu sản xuất và khả năng phát triển kinh tế của địa phƣơng có vị thế đặc biệt quan trọng đối với vấn đề phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong các ngành kinh tế.

b. Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, đƣợc thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lƣợng, cả về số lƣợng và chất lƣợng, phù hợp với mục tiêu đƣợc xác định của nền kinh tế.

Quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa cùng với việc thực hiện phân công lao động và hợp tác quốc tế tất yếu đặt ra yêu cầu khách quan phải xây dựng một cơ cấu kinh tế mới.

Sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trƣờng làm cho mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng gay gắt. Việc tổ chức lại lao động trên phạm vi toàn xã hội, điều chỉnh cơ cấu lao động xã hội cho phù hợp với cơ

cấu của nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tất sẽ dẫn đến dƣ thừa lao động. Đó là sự không phù hợp giữa cơ cấu lao động cũ với cơ cấu nền kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch: Chúng ta vừa thiếu lao động kỹ thuật, lao động chất xám, lại thừa khá nhiều lao động phổ thông, làm cho năng suất xã hội còn thấp. Sự di chuyển lao động từ nông thôn ra các thành phố lớn, các đô thị ngày càng tăng lên cùng với đó là sự gia tăng các vấn đề xã hội nổi cộm là các tệ nạn xã hội cần phải giải quyết.

Do đó, tạo việc làm cho ngƣời lao động phải lấy mục tiêu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế để xác định hƣớng phát triển. Để có một đội ngũ lao động đáp ứng những việc làm đa dạng phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, ngay từ khâu đào tạo, bồi dƣỡng, hƣớng nghiệp đến tổ chức nơi làm việc, cần phải nắm bắt các cơ hội, đi tắt, đón đầu, hình thành những ngành kỹ thuật mũi nhọn, phát triển theo trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Tạo việc làm tập trung vào những khâu cần thiết và có thể thực hiện có hiệu quả các công nghệ tiên tiến, đồng thời cải tiến công nghệ truyền thống nhằm tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng ở những thập kỷ sau.

c. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng bao gồm: hệ thống đƣờng giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, thông tin liên lạc... là các yếu tố gián tiếp góp phần tạo ra việc làm và nâng cao hiệu quả công việc. Việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các cộng đồng dân cƣ, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, từ đó thu hút đầu tƣ sản xuất của các doanh nghiệp, do đó gián tiếp tạo môi trƣờng phát triển việc làm trong từng cộng đồng.

d. Nguồn vốn và hoạt động đầu tư:

Vốn là nguồn lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia, địa phƣơng thông qua các hoạt động đầu tƣ. Ở cấp độ vi mô, vốn vừa là phƣơng tiện vừa là mục tiêu phát triển kinh tế. Nhu cầu về vốn cho đầu tƣ sản xuất là

nhu cầu tất yếu, nó càng quan trọng hơn đối với việc mở rộng quy mô sản xuất tạo cầu lao động tăng lên.

e. Trình độ tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ.

Ngày nay, cuộc cách mạng KHCN đang làm thay đổi tính chất và nội dung nghề nghiệp của ngƣời lao động. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã xuất hiện những ngành nghề mới và cùng với nó là xu hƣớng tri thức hóa công nhân, chuyên môn hóa lao động, giảm bớt lao động chân tay. Ngƣời lao động có trí tuệ không chỉ nắm vững sâu sắc chuyên môn một nghề mà họ còn có thể tham gia ở những nghề khác, nghĩa là họ có thể có khả năng làm nhiều loại công việc. Tuy nhiên, theo C.Mác thì khi ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại thƣờng dẫn đến tăng kết cấu hữu cơ tƣ bản và tăng năng xuất lao động, mà: Sự tăng năng xuất lao động thể hiện ra ở việc giảm bớt khối lƣợng lao động so với khối lƣợng tƣ liệu sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động, hay là thể hiện ra ở sự giảm bớt đại lƣợng của nhân tố chủ quan của quá trình lao động so với nhân tố khách quan của quá trình đó.

Không những thế, khi đổi mới tƣ bản cố định, thƣờng thƣờng ngƣời ta thay bằng máy móc thiết bị hiện đại hơn, khiến cho một số lao động ít hơn cũng đủ để vận dụng một khối lƣợng máy móc và nguyên liệu lớn hơn, gây ra sự giảm sút tuyệt đối lƣợng cầu về lao động. Đồng thời công nghệ hiện đại đòi hỏi ngƣời vận hành, quản lý công nghệ phải có trình độ tƣơng ứng với trình độ công nghệ sử dụng làm cho lao động có kỹ năng thấp bị xa thải để tuyển chọn lao động có kỹ năng, trình độ tiên tiến. Vô hình chung, đã đẩy một số ngƣời lao động mất việc làm và coi là thất nghiệp.

Việc phải chủ động và nắm bắt khoa học kỹ thuật là điều tất yếu đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới nếu không sẽ bị tụt hậu. Vậy, điều đó cũng tác động mạnh tới nguồn nhân lực, ngƣời lao động sẽ hoàn thiện về mình và

nâng cao trình độ vƣơn lên nếu không sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt này.

Nhƣng hiện nay, việc đổi mới công nghệ lại mâu thuẫn với tiềm năng nguồn lực về vốn ít và lực lƣợng lao động dồi dào. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra một vấn đề: lựa chọn công nghệ cần đổi mới trong từng thời kỳ, từng giai đoạn nhƣ thế nào cho phù hợp. Ngành nào, khâu nào, lĩnh vực nào cần lựa chọn trình độ công nghệ ra sao để vừa đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá sản xuất, vừa tận dụng đƣợc tiềm năng lao động để tăng việc làm trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp đang là bài toán đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

f. Thị trường lao động

Thị trƣờng lao động là toàn bộ các quan hệ lao động đƣợc xác lập trong lĩnh vực thuê mƣớn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất nhƣ thuê mƣớn và sa thải lao động, tiền lƣơng và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động...) ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là ngƣời lao động tự do và một bên là ngƣời sử dụng lao động.

Giải quyết việc làm trong cơ chế thị trƣờng về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu về lao động trên thị trƣờng lao động.

Trên thị trƣờng lao động, mức cung - cầu lao động ảnh hƣởng trực tiếp tới mức tiền lƣơng và ngƣợc lại, sự thay đổi mức tiền lƣơng cũng làm thay đổi cung - cầu lao động, điều chỉnh quan hệ cung - cầu lao động trên thị trƣờng.

Khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến dƣ thừa lao động, làm gia tăng số ngƣời không có việc làm và ngƣợc lại. Đối với nƣớc ta hiện nay, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, khả năng mở rộng sản xuất có hạn trong khi nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ tăng cung lao động cao, cung lao động luôn lớn hơn cầu, dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm, đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp

nhằm giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

g. Quan hệ kinh tế, hợp tác quốc tế

Trong công tác giải quyết việc làm cho lao động dƣ thừa thì quan hệ kinh tế hợp tác đƣợc đánh giá là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Quan hệ kinh tế hợp tác diễn ra giữa chính quyền địa phƣơng với các công ty trong và ngoài nƣớc. Thông qua các công ty này, lao động có thể tìm đƣợc việc làm, thời gian gần đây xuất khẩu lao động đang là hƣớng giải quyết có hiệu quả cho lao động dƣ thừa của hầu hết các vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)