6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm về xã hội
Huyện Ngọc Hồi là địa bàn cƣ trú của 17 dân tộc. Đông nhất là dân tộc Xê Đăng, Dẻ Triêng. Dân tộc có số dân ít nhất là dân tộc B Râu. Dân cƣ sống khá tập trung, dọc theo trục Bắc - Nam và Tây - Nam, chủ yếu ở các vùng có khả năng canh tác nhƣ vùng đất phù sa dọc sông ngoài, vùng đất đồi Bazan, đất thung lủng dốc tụ.
Tình hình dân số huyện Ngọc Hồi tăng nhanh, chủ yếu là tăng dân số cơ học, từ 45.136 ngƣời năm 2010 tăng lên khoảng 54.679 ngƣời vào năm 2015, dự kiến đến cuối năm 2016 dân số huyện Ngọc Hồi sẽ đạt trên 55.300 ngƣời. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên năm 2015 dƣới 1,8%, đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra. Huyện đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn, các chính sách xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, thực hiện tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa …thực hiện việc điều tra nhu cầu lao động của doanh nghiệp, tuyên truyền, tƣ vấn việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 32,94% năm 2010 (3.384 hộ) đến năm 2014 còn 10,72% (1.420 hộ)
phấn đấu đến cuối năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn dƣới 9%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện năm 2014 đạt khoảng 26%; năm 2015 đạt 28%, vƣợt 02% so với kế hoạch.
Về văn hóa, các dân tộc Giẻ - Triêng, Xê đăng, Brau vừa hội tụ đầy đủ những nét đặc trƣng của văn hóa cộng đồng các dân tộc Kon Tum – Tây Nguyên, vừa chứa đựng những bản sắc riêng của chính dân tộc mình. Điều đó thể hiện ở cấu trúc nhà ở, nhà rông, sinh hoạt động đồng, tiếng nói, đồ trang sức, hoa văn trên váy, áo, tấm dồ, các nghi thức lễ hội, các câu chuyện kể, bài hát, các loại nhạc cụ nhƣ chiêng, đàn, sáo...Điểm chung ở cả 3 dân tộc là đều nói tiếng Môn – Khơme, ở nhà sàn, biết sử dụng cồng chiêng, và các loại nhạc cụ...tuy nhiên mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng của mình, sử dụng quen thuộc từng loại nhạc cụ riêng, cách đánh cồng chiêng, trang trí riêng về thể loại hoa văn trên váy, áo...
Về xã hội, các dân tộc thiểu số bản địa cƣ trú tập trung theo cộng đồng làng. Mỗi làng là một đơn vị xã hội có kết cấu chặt chẽ, bảo lƣu qua bao đời, in đậm dấu ấn đến nay. Trong xã hội làng chƣa diễn ra sự phân hóa giai cấp nhƣng đã có sự phân chia thứ hạng. Đứng đầu làng là già làng, ngƣời có uy tín do dân làng bầu ra, lãnh đạo nhân dân trong làng. Hệ thống luật tục có vị trí vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là công cụ pháp lý để điều hành và điều hòa các mối quan hệ xã hội (giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng). Trong hệ thống luật tục có nhiều phong tục hay nhƣng cạnh đó cũng có những tập tục lạc hậu, có hại đến sản xuất, sức khỏe con ngƣời và đoàn kết dân tộc.