1.2.1. Theo quy định chung của pháp luật
Di tích lịch sử là di sản văn hóa của dân tộc, vì vậy quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử được quy định, được áp dụng đối với di sản văn hóa nói chung bao gồm:
bổ sung một số điều của Luật DSVH năm 2009. Vì Luật DSVH đã cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tạo cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động cần thiết trong việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH; xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu đối với DSVH. Đồng thời, chỉ rõ những việc được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen thưởng, tôn vinh những người có công, xử phạt các hành vi vi phạm di tích; trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành có liên quan ở trung ương và UBND các cấp trong việc bảo tồn DSVH.
Về văn bản chính phủ: Trên cơ sở Luật DSVH số 32/2009/QH12, Chính phủ và Bộ VHTTDL đã ban hành các văn bản hướng dẫn sau: Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH (thay thế Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002); Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Theo văn bản của Bộ: Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Định mức dự toán bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ VH,TT&DL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ VH,TT&DL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của
Bộ VH,TT&DL về hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ VH,TT&DL và Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Điều 54 Luật Di sản Văn hóa quy định nội dung quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa như sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;
- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước chính về di tích lịch sử từ thực tiễn của công tác quản lý tại địa bàn tỉnh Quảng Trị công tác quản lý tại địa bàn tỉnh Quảng Trị
Từ những nội dung quy định tại Luật Di sản văn hóa, đối chiếu với những bất cập được đặt ra ở phần lý do chọn đề tài để sử dụng trong phạm vi nghiên cứu và thực tiễn công tác quản lý, đề tài này tập trung vào các nội dung sau đây:
- Công tác ban hành văn bản chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về di tích, khuyến khích sự chung tay bảo vệ, gìn giữ di sản từ cộng đồng.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các di tích lịch sử trên địa bàn - Công tác quản lý đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử
- Công tác sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với phát triển kinh tế - xã hội
Đề tài này sẽ tập trung làm sáng tỏ những nội dung quản lý nhà nước từ thực tế của tỉnh Quảng Trị về di tích lịch sử trên địa bàn; khẳng định vai trò của việc bảo tồn di tích, vai trò của nhà nước trong việc phát huy giá trị di tích là phát huy giá trị tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc cho mỗi người dân, từ đó nâng cao ý thức chung tay bảo vệ di tích, môi trường xung quanh cho di tích từ cộng đồng.