2.1.1 .Điều kiện tự nhiên
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.3.3. Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các di tích
Hoạt động này được thực hiện tập trung trong những năm thập niên cuối của thế kỷ XX và được liên tục thực hiện trong nhiều năm qua. Bằng nguồn lực tại chỗ cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, nhiều đợt nghiên cứu, thăm dò, điều tra, khảo sát, phát hiện về các vấn đề khảo cổ, lịch sử và văn hoá đã được tiến hành tại nhiều nơi trên địa bàn Quảng Trị. Kết quả các đợt nghiên cứu này không chỉ khám phá ra được nhiều điều mới mẻ, lý thú về lịch sử, tạo tiền đề để ra đời các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm xuất bản có giá trị khoa học và thực tiễn cao về vùng đất Quảng Trị.
Theo số liệu từ Trung tâm Bảo tồn di tích và danh thắng tỉnh Quảng Trị, cho đến tháng 9/2018, trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị có 533 di tích được công nhận (hay còn gọi là xếp hạng); trong đó, có 453 di tích được công nhận cấp tỉnh, 35 di tích được công nhận cấp Quốc gia, 45 di tích được công nhận di
tích Quốc gia đặc biệt. Trong số 533 di tích toàn tỉnh, có 465 di tích thuộc loại hình lịch sử (chiếm 87%); 45 di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật; 23 di tích thuộc loại hình khảo cổ, danh lam thắng cảnh (gọi tắt là danh thắng).
Từ năm 2012 đến 2017, số di tích được nghiên cứu, kiểm kê, lập hồ sơ công nhận là 155 di tích; trong đó có 45 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 15 di tích cấp quốc gia, 95 di tích cấp tỉnh. Trong số 155 di tích được công nhận, có 140 di tích thuộc lịch sử (chiếm hơn 90%).
Công tác nghiên cứu lập hồ sơ khoa học để công nhận và bảo vệ di tích đã được Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh thực hiện nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao. Từ năm 1996, theo Quyết định số 707/QĐ-UB ngày 12-7-1996 của UBND tỉnh Quảng Trị thì đến năm 2010, số di tích dự kiến lập hồ sơ công nhận Quốc gia là 42 di tích. Nhưng từ đó đến nay, di tích được công nhận Quốc gia, Quốc gia đặc biệt là 80 di tích, cấp tỉnh là 453 di tích. Điều này cho thấy các ngành chức năng chưa tập trung chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học về di tích.
Ðồng thời, khi nghiên cứu, sử dụng, phát huy giá trị di tích, chúng ta cũng còn rất phiến diện, chỉ tập trung sự quan tâm đến những giá trị văn hoá vật thể của di tích mà ít (hoặc không) chú ý đến những giá trị văn hoá phi vật thể; trong khi giá trị vật thể mới chỉ là phần xác còn chính các giá trị phi vật thể mới là phần hồn. Vì thế, một mặt, nhiều di tích có giá trị vẫn nằm ngoài danh mục quản lý; có di tích đã đưa vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ khoa học, pháp lý đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận quốc gia từ hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa được triển khai thực hiện.
Mặt khác, di tích đã được công nhận phải có đầy đủ các thành phần hồ sơ khoa học và pháp lý theo quy định. Hồ sơ này phải được lưu trữ một cách cẩn trọng vì liên quan đến nhiều vấn đề. Vậy nhưng, một thực tế bất cập đang tồn tại ở Quảng Trị là đến nay, ngoại trừ các di tích Quốc gia được công nhận
từ sau năm 1990 và các di tích công nhận cấp tỉnh từ sau 1995 thì tương đối đầy đủ, đảm bảo tính khoa học, còn phần lớn các di tích khác đều hoặc không có hồ sơ hoặc hồ sơ đã bị thất lạc (chủ yếu là do ý thức bảo quản).
Các di tích công nhận Quốc gia trước năm 1990 một phần do cách làm chưa đảm bảo nguyên tắc và khoa học nên có nhiều thiếu sót, nhưng dù thế thì hiện tại, cơ quan chức năng cũng không lưu trữ được một cách đầy đủ các thành phần ít ỏi của hồ sơ các di tích này. Đó là chưa kể đến 301 di tích công nhận cấp tỉnh và 42 di tích dự kiến đề nghị Bộ VHTT công nhận cấp Quốc gia từ 1996 - 2010 theo Quyết định số 707/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 12-7-1996 mà hồ sơ khoa học và pháp lý chỉ có duy nhất tờ quyết định của UBND tỉnh.
Hơn 20 năm sau khi quyết định công nhận, hồ sơ khoa học của một hệ thống di tích này về cơ bản là lý lịch vắn tắt được in trong tập sách “Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị” (xuất bản năm 1995, tái bản năm 2005), còn hồ sơ pháp lý về đất đai, về các vấn đề liên quan đến di tích chỉ hoàn thành 15% tổng số di tích (88/553). Quản lý di tích phải dựa vào hồ sơ khoa học và pháp lý, khi tính khoa học và pháp lý bị coi nhẹ thì việc giữ gìn di tích chắc chắn sẽ rất khó khăn, việc quy hoạch, đầu tư, tôn tạo, sử dụng và phát huy di tích sẽ gặp nhiều vướng mắc. Đó chính là nguyên nhân để xảy ra tình trạng di tích luôn bị xâm hại, biến dạng, bị xoá dấu vết và vì sao di tích không được cộng đồng, người dân bảo vệ. Đây cũng là vấn đề lớn đang được đặt ra trong công tác quản lý di tích cần được giải quyết một cách nhanh chóng và thấu đáo.
Bảng 2.4. Tổng hợp số lượng di tích đã hoàn thiện hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý Nội dung Số lƣợng di tích đã hoàn thành Số lƣợng di tích chƣa hoàn thành Hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý 88 445 Hồ sơ pháp lý 07 438 Hồ sơ khoa học 04 441
(Nguồn: Trung tâm quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)