Kiến nghị đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 99 - 107)

3.1.2 .Phương hướng

3.3. Kiến nghị:

3.3.3. Kiến nghị đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động QLNN trên lĩnh vực văn hóa nói chung, QLNN về DTLS nói riêng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền và quy định của Luật Di sản Văn hóa.

Thực hiện tốt quy hoạch của Ngành văn hóa đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường của di tích. Tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ di tích sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành. Phối hợp với UBND cấp huyện lập hồ sơ khoa học trình cấp thẩm quyền xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Chú trọng công tác giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ học tập, nâng cao trình độ về quản lý DTLS. Tăng cường kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi DTLS; phát huy trách nhiệm giám sát của cộng đồng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra trong quá t nh triển khai các dự án. Tránh để xảy ra sai phạm rồi mới xử lý nhằm bảo vệ tối đa các yếu tố gốc cấu thành DTLS trong quá trình bảo quản, tu bổ.

Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng các quy trình, quy định, thủ tục triển khai các dự án tu bổ DTLS. Xây dựng mô hình và quy chế bảo vệ DTLS phù hợp, phối hợp và tổ chức các hoạt động, phân rõ trách nhiệm của tổ chức, các nhân.

Tham mưu cho UBND tỉnh các chủ trương về công tác xã hội hóa, phát huy vai trò nhân dân trong việc bảo vệ DTLS. Hướng dẫn và tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo tại các DTLS đảm bảo văn minh, phù hợp với thuần phong mỹ tục truyền thống. Đồng thời, chỉ đạo việc quản lý các nguồn thu đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả, sử dụng nguồn kinh phí để tái đầu tư, tôn tạo các di tích.

Tiểu kết chƣơng 3

Khái quát lại chủ trương Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước về DSVH để cụ thể hoá cho DTLS và tình hình thực tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và thực trạng công tác QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị các công tác QLNN trên địa tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở của những thành tựu đã đạt được, nhận thức được những hạn chế của công tác QLNN về DTLS và nghiêm túc tiếp thu những tồn tại trong quá trình thực hiện, tác giả đưa ra các giải pháp thiết thực, rõ ràng, dễ áp dụng với mong muốn góp phần giải quyết tốt hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã thể hiện sự mong muốn sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý nói chung và văn bản pháp luật về quản lý DTLS nói riêng. Đặc biệt, không nên để sự chồng chéo của các văn bản dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý gây ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi trong quá trình thực hiện.

Khẳng định, việc nâng cao nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả công tác QLNN về DTLS đã được chú trọng trong giải pháp. Đồng thời, nhấn mạnh các giải pháp về hoạt động quản lý, phân cấp, xã hội hóa góp phần quan trọng trong việc phát huy các giá trị của DTLS.

Tác giả luận văn cũng rất chú trọng kết hợp hài hòa các giải pháp giữa việc khai thác các giá trị DTLS gắn với mục tiêu phát triển kinh tế địa phương trong thời gian tới. Đồng thời, nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn về DSVH như các tổ chức quốc tế, Trung ương, Bộ, ngành, các đơn vị tỉnh bạn trong cả nước để có những trao đổi, học tập về chuyên môn nghiệp vụ, công tác QLNN.

KẾT LUẬN

Từ khi đất nước ta khởi xướng chủ trương đổi mới, sau gần 30 năm diện mạo về hình ảnh một Việt Nam đã thay đổi về cơ bản, là một nước có mức tăng trưởng kinh tế cao so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, đời sống tinh thần ngày càng được đề cao, tình hình chính trị ổn định. Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là chúng ta đã biết phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội; hay nói đúng hơn là chúng ta đã phát triển kinh tế trên nền tảng của văn hóa, là sự gắn kết giữa hiện tại và quá khứ, giữa cái cốt cách của dân tộc với cái văn minh của nhân loại....trong đó, sự trầm lắng của di sản văn hóa là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.

Cuộc sống luôn vận động, phát triển với những tiêu chí văn hóa mới và nhu cầu mới. Tính không lặp lại của di sản lịch sử - văn hóa đòi hỏi phải có nhận thức đúng, có chính sách bảo vệ một cách bền vững, lâu dài. Trách nhiệm với di tích lịch sử là tổng hòa trách nhiệm chung của toàn xã hội, của mỗi địa phương, không phải của riêng cơ quan quản lý, càng không phải của riêng người dân. Trong chính sách này, cùng với vai trò của Nhà nước, vai trò tư vấn của các nhà khoa học, cần đặt đúng vị trí, có sự quan tâm đúng mức tới vai trò của cộng đồng - chủ thể di sản. Chú trọng hơn nữa việc giáo dục, tuyên truyền kiến thức về di sản và bảo vệ di sản cho người dân với nhiều hình thức đa dạng như: có chương trình giảng dạy ngoại khóa về di sản trong nhà trường địa phương, phát tờ rơi tại nơi công cộng, các địa điểm tham quan, du lịch...

Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thực hiện nghiên cứu về một số vấn đề sau:

- Trình bày khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về di tích lịch sử, di sản văn hóa, sự cần thiết quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử và hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực quản lý di sản văn hóa; khẳng định vai trò và những nội dung cơ bản của QLNN về di tích, di sản văn hóa.

- Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, làm rõ những hạn chế tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân trong QLNN đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cần khắc phục trong thời gian tới.

- Trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước ta về quản lý di sản văn hóa và thực tiễn QLNN đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian qua, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Nhìn chung, nội dung nghiên cứu của luận văn về quản lý di tích đã cơ bản thực hiện theo nội dung quy định của Luật DSVH về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Việt Nam, góp phần thực hiện hóa tinh thần mà Nghị quyết 33 của BCH TW Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đồng thời, khẳng định hoạt động QLNN về DTLS ở Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay chính là sự thể hiện cụ thể quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước”, góp phần thực hiện nhiệm vụ huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa gìn giữ, phát huy DSVH vừa phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định vai trò của nhà nước và cộng đồng trong việc quản lý đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Thị Quỳnh Anh, Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, luận văn;

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc;

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X;

4. Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về "xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

5. Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII;

6. Bản tin VH, TT&DL Ninh Bình số 01/2018;

7. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2001), Quyết định 1760/2001/QĐ- BVHTT, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL, Về việc tăng cường các biện pháp quan lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích;

9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL, Về việc tăng cường công tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích;

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư 09/2011/TT- BVHTTDL, Quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Thông tư số 18/2012/TT- BVHTTDL ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

12. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư 10/2013/TT-B D ngày 25/7/2013 hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng;

13. Bộ Trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chỉ thị số 79/CT-BVHTTDL ngày 22/5/2009 về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”;

14. Báo văn hoá điện tử, tg Sơn Thùy, Quần thể Di tích Cố đô Huế: Bảo tồn và phát huy di sản hiệu quả;

15. Chính phủ (2002), Nghị định 92/2002/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa;

16. Chính phủ (2010), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;

17. Chính phủ (2012), Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

18. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sắc lệnh bảo vệ cổ tích ngày 23-11-1945;

19. Cục di sản văn hóa (2010), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa;

20.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

21.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

23. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán hành chính. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

24. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình Hành chính công. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

25. Học viện Hành chính (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước, Học viện Hành chính, Hà Nội;

26. Học viện Hành chính (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội;

27. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị (2013), Nghị quyết số 17/2013/NQ- HĐND ngày 31/7/2013 về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2020;

28. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị (2017), Nghị quyết số 35/2017/NQ- HĐND ngày 14/12/2017 thông qua Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

29.Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị (2016), Nghị quyết HĐND tỉnh, kỳ họp thứ 7, khóa 2016-2021;

30. Nguyễn Thế Hùng, Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Tạp chí Di sản văn hóa số 20;

31. Nhà Xuất bản chính trị quốc gia (2010), Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển của văn hóa đô thị;

32. Nguyễn Thành Nam, Quản lý Nhà nước đối với quần thể di tích Cố đô Huế”, luận văn thạc sỹ;

33. Trần Vũ Khiêm (2017), Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở tỉnh ta hiện nay, Tạp chí Sinh hoạt chi bộ số 289 năm 2017;

34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Di sản Văn hóa ngày 29/06/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa năm 2009;

35. Sở Văn hóa Thông tin - Bảo tàng tỉnh Quảng Trị (2003), Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị;

36. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 công nhận di tích Quốc gia đặc biệt thuộc hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh;

37. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 về phê duyệt Chiến lược Phát triển văn hoá đến năm 2020;

38. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 1211/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 – 2015;

39. Tỉnh ủy Quảng Trị ( 2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khóa XV (nhiệm kỳ 2015- 2020);

40. Tỉnh ủy Quảng Trị (2017), Chương trình hành động của BTV Tỉnh ủy số 83 CTr/TU ngày 25/7/2017 về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

41. Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Trị (2014), Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh;

42. Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Trị (2015), Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải;

43. Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Trị (2014), Thành Cổ Quảng Trị và các địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972; 44. UBND tỉnh Quảng Trị (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

45. UBND tỉnh Quảng Trị (2016), Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2016, kế hoạch năm 2017;

46. UBND tỉnh Quảng Trị (2017), Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2017, kế hoạch năm 2018;

47. UBND tỉnh Quảng Trị (2013), Kế hoạch số 4525/QĐ-UBNDvề triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 31/7/2013 của HĐND tỉnh về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2020;

48. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)