Công tác ban hành văn bản chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về d

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 52 - 55)

2.1.1 .Điều kiện tự nhiên

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

2.3.1. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về d

về di tích, khuyến khích sự chung tay bảo vệ, gìn giữ di sản từ cộng đồng

2.3.1.1. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo

Xác định việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn chính là bảo tồn và phát huy thế mạnh đặc thù của một tỉnh nghèo, bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tàn phá của chiến tranh. Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, bám sát hệ thống văn bản của Trung ương về quản lý DSVH, đặc biệt là Luật DSVH để triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Trung ương và của tỉnh.

Trên cơ sở đó, kịp thời ban hành các văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý các DTLS từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố như: Nghị quyết số: 17/2013/NQ-HĐND về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2020, Chương trình hành động số 83-CTHĐ/TU ngày 25/7/2017 của Tỉnh ủy Quảng Trị về "Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Kế hoạch số 4525/KH- UBND về triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 31/7/2013 của HĐND tỉnh về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2020, Kế hoạch số 1142/KH-UBND ngày 29/3/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

2.3.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về di tích, khuyến khích sự chung tay bảo vệ, gìn giữ di sản từ cộng đồng

Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình hợp tác giữa những người dân trong cùng một cộng đồng và chính quyền để đạt được những mục tiêu chung, tham gia trong việc ra quyết định và đạt được những kết quả lần lượt đáp ứng những nỗ lực tập thể. Trong công tác quy hoạch, bảo tồn các di tích, sự tham gia của cộng đồng thực chất là quá trình tham gia, đóng góp chung của cộng đồng vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di tích trên địa bàn, bao gồm cả các giá trị vật thể (công trình kiến trúc, cảnh quan truyền thống…) và phi vật thể (giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội…).

Về vai trò của cộng đồng, UNESCO đã khẳng định rõ ràng: "Không có văn hóa nếu không có người dân và cộng đồng". Tuy nhiên, có một thực tế là hiện đang tồn tại một lỗ hổng lớn trong việc giáo dục, tuyên truyền kiến thức về di sản cho cộng đồng. Là chủ thể của di sản nhưng phần lớn người dân lại chưa hiểu biết thấu đáo về "tài sản" của mình. Từ đó nảy sinh hành vi xâm hại, thậm chí phá hỏng di sản. Hơn nữa, dù là chủ thể của di sản, nhưng vai trò của người dân lại chưa được phát huy đúng mức. Vì vậy, tình trạng thờ ơ trước hành vi lấn chiếm đất di tích, phá bỏ di tích của một bộ phận cộng đồng vì di tích không đem lại lợi ích về kinh tế. Nhiều người dân còn lúng túng không biết vai trò của mình đến đâu và cần phải làm gì để bảo vệ tài sản của cha ông để lại.

Thực trạng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, sự tham gia của cộng đồng trong việc chung tay cùng tu bổ, sửa chữa, chống xuống cấp các di tích lịch sử tiêu biểu đang ở trong tình trạng xuống cấp. Về nguồn lực, chúng ta chưa lôi kéo nhân dân chủ động tham gia trực tiếp vào việc quản lý, sử dụng và phát huy di tích. Tại các làng xã, nhiều đình chùa, đền miếu được tu tạo bằng vốn đóng góp của nhân dân, các tổ chức xã hội, tuy nhiên, việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích nổi tiếng, hoặc là di tích gắn với dòng họ; chất

lượng tu bổ di tích, nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Các di tích lịch sử hoặc những di tích đã xếp hạng lại trông chờ vào ngân sách nhà nước. Việc vận động các tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia đầu tư tôn tạo di tích chưa được tổ chức thành một phong trào rộng lớn trong toàn dân. Khi nhân dân còn chưa nhập cuộc thì sự nghiệp bảo tồn di tích khó có thể đạt được những thành quả cao và phát triển theo xu thế bền vững.

Vai trò của cộng đồng còn được thể hiện trong việc khơi dậy tiềm năng các di tích để phát triển kinh tế - xã hội: Các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, trung tâm lữ hành ở Quảng Trị và nhiều tỉnh, thành phố tích cực đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện triển khai chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”…Tại các điểm tham quan, nhất là các di tích quan trọng như địa đạo Vịnh Mốc, bảo tàng Tà Cơn, nghĩa trang quốc gia Trường Sơn, nghĩa trang quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị... các đơn vị tại chỗ đã có nhiều cố gắng tổ chức các dịch vụ phục vụ khách. Người dân tham gia vào các dịch vụ bán hàng lưu niệm, hương hoa tại các di tích, nghĩa trang nề nếp, văn minh. Những việc làm đó có ý nghĩa tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về hình ảnh đất nước con người Quảng Trị và quảng bá giá trị to lớn của hệ thống di tích lịch sử và chương trình du lịch hoài niệm hết sức sinh động.

Tuy nhiên, trách nhiệm của cơ quan QLNN trong việc tuyên truyền là chưa chuyển tải đến từng người dân ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống di tích; chưa khuyến khích, vận động được một bộ phận cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị di tích để lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)