Kiện toàn bộ máy, tăng cường nguồn nhân lực làm công tác quản lý về d

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 81 - 83)

3.1.2 .Phương hướng

3.2.1. Kiện toàn bộ máy, tăng cường nguồn nhân lực làm công tác quản lý về d

về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Hiện nay, bộ máy tổ chức quản lý DTLS tỉnh Quảng Trị được thực hiện theo ba cấp (tỉnh, huyện, xã) nên cơ bản đã thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý và phát huy giá trị DSVH. Trong đó, Quảng Trị tập trung thực hiện các nội dung sau:

Nghiên cứu bố trí đảm bảo các vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về DTLS. Khuyến khích các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ DTLS ở cơ sở gắn kết với các công trình di tích; đưa các công nghệ tiên tiến, ứng dụng hiệu quả vào lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản. Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực cụ thể, rõ ràng; có chế độ khen thưởng, đãi ngộ cán bộ hoàn thành tốt công tác, cộng đồng (các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước) tham gia cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Xây dựng chương trình đào tạo bảo tồn học ở nhiều cấp độ cho đội ngũ cán bộ gắn với việc đào tạo đội ngũ thợ thủ công chuyên nghiệp, có hiểu biết về giá trị DTLS.

Nâng cao hiệu quả công tác QLNN trong việc xây dựng và thực thi các dự án đầu tư, tu bổ tôn tạo và phát huy DTLS, trước hết phải xây dựng tổ

Củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý DTLS gồm các cơ quan QLNN và đơn vị sự nghiệp; Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường giám sát và tuyên truyền vận động nhân dân quản lý bảo vệ các DTLS.

Xác định rõ nhiệm vụ của BQL địa phương là tổ chức trông nom, bảo vệ, giới thiệu giá trị của DTLS... còn những vấn đề liên quan đến chuyên môn như bảo quản tu bổ, phục hồi di tích, nghiên cứu bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể cần có sự quản lý, giám sát và phê duyệt của cơ quan QLNN và chuyên môn.

Bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác hướng dẫn khách tham quan và thuyết minh tại các điểm, khu di tích. Cán bộ của ban quản lý các di tích trên địa bàn tỉnh chủ yếu hướng dẫn khách theo đoàn của cơ quan khi có yêu cầu đến các điểm, còn phần thuyết minh hầu như chưa có. Do vậy, cần có kế hoạch đào tạo cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn về công tác hướng dẫn khách tham quan và thuyết minh tại các địa điểm trong quần thể di tích. Cần lập kế hoạch tổ chức các lớp theo từng địa bàn cụ thể, không tổ chức các lớp tập trung tại tỉnh như hiện nay vì số lượng người tham dự quá đông, đường sá đi lại khó khăn dẫn đến nhiều trường hợp bỏ không tham gia.

Nghiên cứu, xây dựng “Ðề án về quản lý và bảo vệ di tích” với những nội dung được phân định một cách rạch ròi về cơ chế, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng, đầu tư tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị cho từng cấp chính quyền và từng địa phương.

Di tích muốn được bảo vệ tốt thì phải có người quản lý. Vì vậy phải tiến hành phân cấp quản lý. Phân cấp quản lý di tích nhằm tạo mọi điều kiện cho các cấp chính quyền thực hiện việc quản lý và tổ chức chỉ đạo một cách chặt chẽ và cụ thể đối với từng di tích theo quy hoạch chung của ngành Văn hoá. Từ đó ngăn chặn một cách có hiệu quả các hành vi vi phạm di tích theo tinh

thần của Luật Di sản Văn hoá và giúp cho di tích khỏi xuống cấp. Phân cấp quản lý di tích phải đi kèm một cơ chế quản lý chặt chẽ về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi. Mạnh dạn giao việc quản lý di tích cho các cộng đồng, tập thể và cá nhân, nhất là các doanh nghiệp, doanh nhân nếu họ có nhu cầu. Nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng, thiết lập đường dây nóng với số điện thoại của đồng chí trưởng ban hoặc cán bộ phụ trách; tổ chức đặt các hòm thư tố giác sai phạm tại các điểm di tích; xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện bảo vệ di tích một cách cụ thể, hiệu quả với các tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)