Huy động các nguồn lực thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, chống xuống cấp d

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 85 - 89)

3.1.2 .Phương hướng

3.2.3. Huy động các nguồn lực thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, chống xuống cấp d

cấp di tích lịch sử

Trước thực trạng nhiều di tích lịch sử đang bị xuống cấp, mất dấu hay bị xâm hại, trong khi đó, khả năng kinh phí của nhà nước đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa còn hạn chế, thì việc tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp này có ý nghĩa như một giải pháp mở đường, để từ đó, có thể triển khai các dự án bảo tồn di sản văn hóa.

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa không đơn thuần nhằm mục đích huy động sự đóng góp tiền của từ nhân dân mà chính yếu nhằm vào việc huy động mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội vừa trực tiếp tham gia, vừa trực tiếp được hưởng thụ thành quả của những hoạt động đó. Với nhận thức ấy, xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trước hết cần hướng tới đối tượng quan trọng nhất là nhân dân ở các địa phương. Tăng cường sự hướng dẫn về phương pháp và giám sát trong quá trình nhân dân bảo tồn di sản văn hóa, để bảo đảm sự đóng góp trí tuệ và tiền của quý báu đó của nhân dân sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho sự nghiệp này, đồng thời thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của nhân dân là được tận hưởng thành quả do chính sự đóng góp của mình mang lại.

Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để tăng cường nguồn thu đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, như quản lý tốt các nguồn thu tại di tích (tiền công đức, hoa lợi do sản xuất trên đất thuộc di tích mang lại...), tạo điều kiện để mở ra các hoạt động dịch vụ tại các di tích, có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp tích cực đóng góp cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa (miễn giảm thuế, các biện pháp hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệu/hình ảnh...).

Đặc biệt, cần thực hiện tốt việc động viên, khen thưởng, tôn vinh kịp thời đối với tất cả các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình đóng góp trí tuệ, kinh phí cho sự nghiệp này. Cùng với các hình thức động viên, khen thưởng như tặng bằng khen,

giấy khen, cấp giấy chứng nhận, khắc bia ghi công, sáng tạo những vật lưu niệm..., cần chú trọng việc biểu dương/nêu gương các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp này trên các phương tiện thông tin đại chúng để vừa động viên, khích lệ, quảng bá vinh dự của các tổ chức, cá nhân đó, vừa tạo sự thu hút các lực lượng xã hội tham gia đóng góp cho sự nghiệp này.

Cần thiết xây dựng các chương trình giáo dục về xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Về nội dung giáo dục, tập trung vào giáo dục pháp luật về di sản văn hóa, bằng nhiều hình thức thích hợp. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT- BVHTTDL, ngày 16-01-2013, về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, với mục đích sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh.

Cần xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, khuyến khích, huy động các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật cho bảo tàng nhà nước. Vì vậy, tỉnh cần bổ sung các quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư, hỗ trợ, giảm hoặc miễn thuế cho các hoạt động được thực hiện từ các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.

Ðẩy mạnh việc đầu tư, tôn tạo di tích bằng mọi nguồn lực theo thứ tự ưu tiên căn cứ vào quy mô, mức độ, phạm vi và giá trị từng di tích; nhất là đối với các di tích đã được xếp hạng quốc gia hay các di tích trọng điểm. Hàng năm, trong một chừng mực có thể được, các cấp chính quyền cần giành một phần ngân sách để phục hồi, tu bổ, nâng cấp các di tích bên cạnh huy động

nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các nhà tài trợ. Phải coi việc đầu tư tôn tạo di tích là một công việc cần thiết và phải ưu tiên thành một chương trình có mục tiêu hằng năm để huy động nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh nguồn vốn của nhà nước cần đẩy mạnh công tác vận động các nguồn tài trợ, nguồn đóng góp của các cá nhân, tập thể và xã hội theo hướng xã hội hoá.

Trong đầu tư tôn tạo, công tác quy hoạch phải được tính đến trước tiên. Quy hoạch di tích (kể cả quy hoạch về đất đai) phải nằm trong quy hoạch tổng thể chung của đô thị theo một chiến lược lâu dài, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật trong mối tương quan chung của sinh thái nhân văn và tuân thủ theo các nguyên tắc bảo tồn. Các dự án đầu tư tôn tạo di tích phải nhằm hướng tới mục tiêu là không chỉ xây dựng di tích thành những “địa chỉ đỏ” mà còn kết hợp để trở thành nơi sinh hoạt văn hoá, khu vui chơi, giải trí cho nhân dân (như: xây dựng bia, biển ở di tích kết hợp với vườn hoa, nơi sinh hoạt cộng đồng...). Ðồng thời, đối với những di tích vốn là các địa điểm ghi dấu ấn các sự kiện, nhân vật lịch sử cần phải nhận thức rằng, trong một di tích bao giờ cũng có hai phần: phần bên dưới - nguyên gốc là một địa điểm thiêng liêng và phần bên trên là một công trình tưởng niệm/lưu niệm. Chúng ta tôn tạo di tích là xây dựng một công trình tưởng niệm/lưu niệm mang dấu ấn thời đại chúng ta vào di tích; do đó phải làm sao để sau này, công trình tưởng niệm/lưu niệm đó dù xa thời đại chúng ta cũng được xem là di tích kiến trúc nguyên gốc.

Mặt khác, khi xây dựng các bia, biển ngoài việc phải quan tâm đến tính biểu trưng, tính mỹ thuật để phản ánh nội dung di tích còn phải chú trọng đến độ bền vững của vật liệu xây dựng. Thực tiễn cho thấy những bia, biển được kết cấu bằng vật liệu xi măng, cốt thép có thời gian tồn tại ngắn ngũi và rất nhanh chóng xuống cấp. Vì thế, thiết nghĩ sử dụng vật liệu đá để xây dựng bia biển vẫn là phương án tối ưu nhất. Ở những di tích mà mức độ giá trị lịch sử

không lớn lắm thuộc cấp phường quản lý thì ở trung tâm của địa điểm lưu niệm có thể chỉ đặt một khối đá tự nhiên đẹp, quy mô vừa phải, có một mặt được tạo thành tấm bia khắc chìm nội dung văn bia di tích; xung quanh kết hợp trồng cây tạo cảnh quan.

Cần phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các ban, ngành, đoàn thể liên quan, các huyện, thành phố đối với công tác quản lý di sản văn hóa nói chung, công tác huy động xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích nói riêng; trong đó tập trung các hoạt động thông tin, tuyên truyền và xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị của di tích bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức lễ hội và các hoạt động tín ngưỡng tại di tích; hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu về giá trị của di tích… Qua đó, thu hút sự quan tâm và huy động các tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích.

Quan tâm đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý di sản văn hóa từ tỉnh đến cơ sở; trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý di sản văn hóa; kỹ năng về tuyên truyền, vận động, huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích; củng cố, kiện toàn các Ban quản lý di tích xã, phường, thị trấn; thành lập mới những nơi chưa có. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, khen thưởng các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào công tác xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích xếp hạng cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”, trong đó đảm bảo thực hiện tốt tiêu chí: nguồn vốn huy động xã hội hóa ít nhất đạt 70% tổng số kinh phí đầu tư. hội hóa tu bổ, chống xuống cấp di tích.

Trong những năm tới, cần tiếp tục phát huy tốt hơn nữa sức mạnh của toàn dân trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, vận động sức dân là chính”, cần xây dựng các đề án xã hội hóa công tác quản lý DTLS; ban hành được cơ sở pháp lý cho công tác xã hội hóa các nguồn lực. Nội dung xã hội hóa theo từng giai đoạn và bao gồm nhiều vấn đề như: xã hội hóa về bảo vệ di tích nhằm huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ di tích tiến tới xóa bỏ được tình trạng xâm phạm, lấn chiếm di tích; xã hội hóa việc tu bổ, tôn tạo để huy động nhân dân đóng góp ủng hộ công sức, tiền của cho việc tôn tạo di tích. Đặc biệt là phát huy lợi thế đặc thù của hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn đó là cơ bản là di tích lịch sử cách mạng, là nơi ghi dấu những chiến công cũng như những mất mát của thế hệ ông cha. Bởi vậy nếu khai thác sử dụng các DTLS thì phát triển du lịch tâm linh, hoài niệm. Điều cần thiết triển khai thực hiện Đề án festival vì hòa bình trong thời gian tới với hai không gian được chọn: Nghĩa trang Liệt Sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9 và Thành Cổ Quảng Trị; là những địa chỉ đỏ để khơi gợi sự tri ân từ du khách, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện việc xã hội hóa đầu tư, tu bổ tôn tạo DTLS.

Sự nghiệp gìn giữ, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá nói chung, di tích lịch sử cách mạng nói riêng không phải chỉ thực hiện một sớm, một chiều. Ðó là công việc của bao đời nay và sẽ mãi mãi còn là trách nhiệm của nhiều thế hệ tiếp nối. Làm được như vậy, chúng ta mới có thể thực hiện ngày càng tốt hơn việc bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích, hướng tới mục tiêu xây dựng một môi trường sinh thái nhân văn tốt đẹp cho hôm nay và mai sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)