2.1.1 .Điều kiện tự nhiên
2.4. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan: Do điều kiện khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt, hậu quả của chiến tranh quá nặng nề khiến cho công tác quản lý gặp những khó khăn lớn. Đó là, sự xuống cấp nghiêm trọng của các di tích là địa điểm ghi dấu nằm ở vùng thấp trũng do tình trạng mưa lũ kéo dài; một số di
tích khác bị xuống cấp, hư hại do không được tu bổ, chống xuống cấp. Một số di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia hay cấp tỉnh nhưng tư liệu lịch sử, hồ sơ khoa học chưa thật đầy đủ, chưa hoàn chỉnh; hồ sơ pháp lý, khoanh vùng bảo vệ chưa được thực hiện: di tích cảng quân sự Đông Hà.
- Nguyên nhân chủ quan: Việc chấp hành phát luật về DSVH ở một số địa phương chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng vi phạm. Việc cắm mốc giới, khoanh vùng bảo vệ chưa có sự thống nhất; công tác lập quy hoạch đầu tư, tu bổ, lập kế hoạch khảo cổ ở hầu hết địa phương triển khai chậm; việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm chưa thường xuyên, xử lý vi phạm nhiều khi chưa thật kiên quyết, triệt để...
Việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Luật DSVH chưa có kế hoạch cụ thể, chưa thường xuyên. Tình trạng xuống cấp của nhiều di tích vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương. Hầu hết các di tích cấp tỉnh chưa được đầu tư, tôn tạo vì thiếu kinh phí, trong khi nhu cầu của các địa phương đối với việc bảo vệ, chống xuống cấp di tích là rất cao. Đa số di tích đều ở ngoài trời, có nơi diện tích xung quanh di tích còn bị xâm hại. Một số di tích có giá trị văn hoá, lịch sử quan trọng chưa được quan tâm đầu tư, tôn tạo đúng mức. Do vậy chưa thực sự phát huy được hiệu quả khai thác trong giáo dục truyền thống cũng như phục vụ phát triển du lịch.
Việc quản lý dự án trùng tu, tu bổ bằng nguồn xã hội hóa nhiều khi chưa được chặt chẽ. Nhiều khi các cơ quan quản lý còn lúng túng trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLS còn thiếu định hướng cụ thể, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân.
Đội ngũ cán bộ quản lý còn mỏng; đội ngũ tham gia tu bổ, trùng tu di tích chưa sâu về chuyên môn, phần lớn do các đơn vị xây dựng dân dụng thực
hiện nên thiếu kiến thức về di sản văn hóa. Sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, giữa Trung tâm quản lý di tích tỉnh, phòng Văn hóa và Thông di tích chưa chặt chẽ, thiếu những định hướng, chính sách, chế tài cụ thể nhằm khuyến khích sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích.
Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về DSVH chưa được quan tâm đúng mức. Một bộ phận lãnh đạo và người dân địa phương còn thờ ơ trước di tích. Nguồn kinh phí bố trí cho các hoạt động QLNN về DTLS còn hạn chế, nên xảy ra tình trạng việc tu bổ di tích chủ yếu tập trung vào di tích có giá trị văn hóa, lịch sử lớn; các cấp, các ngành chưa có giải pháp hiệu quả, kế hoạch dài hơi trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế từ di tích mang lại. Một số bộ phận cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về việc gìn giữ, phát huy giá trị vốn có của di tích;
Tiểu kết Chƣơng 2
Chương này, tác giả luận văn chủ yếu đi sâu vào đánh giá thực trạng QLNN về DTLS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trong đó, nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội để làm rõ đặc thù, những khó khăn cũng như thuận lợi của tỉnh Quảng Trị trong công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử.
Tác giả trình bày tổng quát về những đặc điểm của các di tích trên địa bàn tỉnh; nêu rõ đặc điểm của một số di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị, từ đó đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng của công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử, tìm ra những thành quả, hạn chế, bất cập.
Tiếp đó là trình bày những kết quả đã đạt được trong công tác QLNN về DTLS, chú trọng những kết quả nổi bật như việc tu bổ, tôn tạo di tích; phát huy những giá trị của di tích, khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế; đồng thời khẳng định vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong việc quản lý, sử dụng và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh vào những hạn chế, bất cập từ công tác quản lý, chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là những vấn đề cần có giải pháp cụ thể để tăng cường vai trò quản lý của các chủ thể quản lý nhà nước các cấp, nhằm giải quyết khắc phục những hạn chế, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị di tích sẽ được tác giả đề cập ở chương 3.
Chƣơng 3:
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG TRỊ