2.1.1 .Điều kiện tự nhiên
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.3.5. Công tác sử dụng, khai thác phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với phát
phát triển kinh tế - xã hội
Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển. Các di tích lớn, nhất là đối với các di tích sau khi được ghi vào danh
mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đều trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Điều đó đưa đến kết quả nguồn thu từ bán vé tham quan tại di tích và những sản phẩm dịch vụ khác không ngừng tăng lên, tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần biến đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Vì vậy, tỉnh Quảng Trị chú trọng trong hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác di tích, ngày càng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, bổ sung nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đưa di tích Quảng Trị ngày càng có vị trí xứng đáng trong di sản văn hóa miền Trung và Việt Nam.
Một số nhà trưng bày tại các cơ sở di tích như: Thành cổ Quảng Trị, Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Ðịa Ðạo Vịnh Mốc, Sân Bay Tà Cơn, Nhà Tù Lao Bảo, Đôi bờ Hiền Lương... đã được xây dựng với nội dung tốt, hấp dẫn, có sức thu hút và đang phát huy một cách hiệu quả trong việc giáo dục truyền thống và khai thác du lịch, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khách tham quan, làm sống dậy những kỷ niệm khó quên về môt thời oanh liệt hào hùng, tăng thêm niềm tự hào về quá khứ của quê hương, của dân tộc, tạo được niềm tin và khí thế vươn lên trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Tại các điểm di tích này, được tăng cường những thuyết minh, hướng dẫn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở hạ tầng, môi trường di tích không ngừng được cải thiện; tổ chức tốt và đa dạng các loại hình dịch phụ phục vụ cho khách tham quan. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng như: phát hành ấn phẩm, băng đĩa, sách, ảnh tư liệu từ nhiều nguồn trong và ngoài tỉnh vừa quảng bá di tích. Những điểm di tích không bán vé tham quan, ngoài ấn phẩm, hàng lưu niệm, tại đây còn đặt thêm hòm công đức, tổ chức lễ dâng hương hoa cho những đoàn khách có nhu cầu, góp phần tăng thêm nguồn thu tái đầu tư cho sự nghiệp.
Bảng 2.6. Tổng hợp lượt khách đến các điểm di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
STT Tên di tích Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Địa đạo Vịnh Mốc 1.149.000 1.650.000 1.821.000 2 Đôi bờ Hiền Lương 1.230.000 1.672.000 1.895.000 3 Thành cổ Quảng Trị 1.290.000 1.775.000 1.890.000 4 Nhà tù Lao Bảo 980.000 1.260.000 1.385.000
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị)
Theo số liệu thống kê, ngoài các đoàn là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các đoàn đến thăm làm việc tại tỉnh Quảng Trị, nhân dân và cựu chiến binh cả nước hành hương về chiến trường xưa và đồng đội thì khách tham quan du lịch của trong, ngoài nước tăng hàng năm. Đến nay những di tích được tu bổ, tôn tạo đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo khách về với Quảng Trị, tiêu biểu như địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị có số lượng trung bình hàng năm từ 1.250.000 đến 1.650.000 lượt khách.
Quảng Trị là điểm kết nối của ba tuyến du lịch lớn là: lộ trình xuyên Việt, trục hành lang kinh tế Đông - Tây, con đường Di sản miền Trung nên là địa phương có khá nhiều lợi thế. Những di tích lịch sử lịch sử cách mạng là một thành tố quan trọng để Quảng Trị có “thương hiệu” du lịch trong nước và khu vực. Từ nhiều năm qua, du khách quốc tế đến Quảng Trị theo tour du lịch DMZ, viết tắt từ tiếng Anh Demilitarised Zone (khu phi quân sự). Đây là tour du lịch khá nổi tiếng, lại rất đặc biệt vì không thể tìm thấy ở bất kỳ một tour nào khác trong cả nước và là vùng du lịch được ưu tiên hàng đầu với khách ngoại quốc khi đến miền Trung.
Từ những năm 2005, một tour du lịch mới đã được ra đời cũng trên nền tảng của hệ thống di tích lịch sử cách mang nổi tiếng một thời của Quảng Trị mang tên: Du lịch hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội. Xuất phát từ nhu cầu của rất nhiều du khách trong nước, quốc tế và những người đã đóng góp xương máu, những năm tháng tuổi trẻ cho Quảng Trị muốn đến thăm nơi từng thấm đẫm máu của hàng vạn chiến sỹ, đồng bào của mọi miền đất nước trên từng tấc đất vùng này nên loại hình du lịch hoài niệm đã ra đời. Đây là điểm nhấn quan trọng có tính chất khẳng định một thương hiệu du lịch mới được các trung tâm lữ hành trong nước và quốc tế quan tâm hưởng ứng. Trước năm 2010 lượng khách du lịch đến Quảng Trị chỉ dao động từ khoảng 500 ngàn đến 750 ngàn người/năm với mức doanh thu về du lịch còn ít ỏi thì giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng lượng khách đạt 18,6%/năm. Năm 2016, số lượng khách du lịch đến địa bàn tỉnh đạt trên 1,1 triệu lượt khách gấp 2,2 lần so với năm 2011, trong đó, số lượng khách quốc tế chiếm khoảng 15%; năm 2017 đạt 1.650.000 lượt. Tổng doanh thu du lịch tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng đạt trên 20%/năm, giá trị gia tăng ngành du lịch chiếm 4,7% GRDP của tỉnh. Giá trị gia tăng ngành du lịch năm 2010 đạt 590 tỷ đồng và năm 2015 đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, năm 2016, đạt 1.045 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.480 tỷ đồng, năm 2018 đạt 1.630 tỷ đồng.
Bảng 2.7. Tổng hợp doanh thu du lịch của tỉnh Quảng Trị
Năm Doanh thu du lịch Đạt tỷ lệ so với GDP của tỉnh
2016 đạt 1.045 tỷ đồng chiếm 4,7%
2017 đạt 1.520 tỷ đồng chiếm 7,02%
2018 đạt 1.624 tỷ đồng chiếm 7,12%
Bên cạnh việc quy hoạch, đầu tư tôn tạo các di tích, một số lễ hội cách mạng độc đáo đã được xây dựng, tạo ra được những sản phẩm tinh thần mới có dấu ấn sâu đậm, có sức lan tỏa rộng trong đời sống nhân dân, nổi bật là Lễ hội Tri ân các anh hùng liệt sĩ ở 2 nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Đường 9, Lễ hội Thống nhất non sông ở Hiền Lương, Lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn... tổ chức vào các dịp 30/4, 27/7 hàng năm. Cùng với hệ thống di tích lịch sử chiến tranh, các lễ hội cách mạng này đã chuyển hoá những giá trị tâm linh trở nên sinh động và đem lại nhận thức tươi mới, sự rung động sâu sắc đối với mọi người, trong đó có đông đảo khách du lịch.
Các sở, ban ngành chức năng của tỉnh thực hiện tốt công tác phối hợp hoạt động đón tiếp trọng thể và chu đáo phục vụ các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Quân đội đến thăm viếng, làm chính sách tại Quảng Trị. Đã đón tiếp phục vụ hàng trăm đoàn cựu chiến binh với hàng vạn lượt cán bộ, chiến sĩ đến thăm viếng, hành hương về chiến trường xưa. Đoàn Thanh niên CSHCM, Sở Giáo dục Đào tạo, Hội cựu chiến binh, Hội LHPN phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rất nhiều hoạt động có ý nghĩa. Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành ở Quảng Trị và các tỉnh, thành phố có nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả triển khai chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”. Một mặt xây dựng các chương trình tour, tuyến hợp lý, hấp dẫn; mặt khác tích cực xây dựng tập gấp, bản đồ, các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá rộng rãi; tổ chức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cả nước và Việt kiều ở Lào, Thái Lan nối tour tuyến. Nhờ những nỗ lực trên, loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử hoài niệm, hồi tưởng thu được kết quả bước đầu rất ấn tượng.
Tuy nhiên, không phải di tích nào, địa phương nào cũng có những giải pháp để khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội từ nội tại các di tích. Một số địa phương không đủ ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác
du lịch từ di tích, một số địa phương khác thì chưa thật quan tâm đến. Vì vậy, dẫn đến tình trạng nhiều di tích bị bỏ quên, một số di tích khác phát triển kinh tế địa phương nhưng cũng từ đó làm nảy sinh nghịch lý giữa việc du lịch góp phần nhưng lại có thể trực tiếp phá hủy, làm biến dạng di sản…
Nhìn lại sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, gắn với việc khơi dậy tiềm năng về kinh tế trên vùng đất Quảng Trị trong thời gian qua, dù đạt được những thành tựu đáng kể, song việc khai thác hiệu quả từ tiềm năng kinh tế mà các di tích mang lại chưa cao. Tỉnh chưa ban hành được chính sách để thu hút người dân, cộng đồng tham gia vào việc phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; cách thức thực hiện chưa phong phú, còn mang tính nhỏ, lẽ... Trong xu thế tiếp tục đổi mới và hội nhập hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải nổ lực trong công tác quản lý, hoạch định chính sách, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả hơn để khơi dậy và phát huy được tiềm năng nội tại của các di tích, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.