Khai thác, sử dụng hiệu quả và phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 89 - 92)

3.1.2 .Phương hướng

3.2.4. Khai thác, sử dụng hiệu quả và phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với việc

với việc phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa là một nội dung được Đảng và nhà nước rất quan tâm - là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Vì thế, cần:

Tăng tính hấp dẫn của các di tích nói chung, DTLS nói riêng đối với khách du lịch thông qua những giá trị hàm chứa trong di tích như giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, các giá trị văn hóa phi vật thể như các truyền thuyết, tính thiêng của di tích. Vì thế cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá để du khách trong nước và ngoài nước biết và gắn các hoạt động du lịch với thăm quan các điểm di tích.

Thực tế minh chứng di sản văn hóa tạo sức hấp dẫn vô cùng tận cho điểm đến du lịch. Di sản văn hóa là động cơ, là môi trường tương tác và là những trải nghiệm đáng giá cho du khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát triển du lịch. Cũng chính sức cuốn hút ấy của di sản văn hóa đã tạo nên những làn sóng đầu tư vào du lịch di sản, những dòng khách du lịch tấp nập đổ về ... Điều đó mang lại không chỉ những kết quả tăng trưởng lan tỏa nhiều mặt về kinh tế - xã hội, mà còn bảo tồn chính di sản văn hóa. Việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cần gắn phát triển du lịch với không gian hệ thống di tích để tạo ra mạng lưới du lịch liên hoàn, hấp dẫn. Bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống về văn hóa tâm linh, thăm quan hành hương tại các DTLS, cần mở rộng để hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của địa phương; hình thành các tour tuyến du lịch mới trên địa bàn tỉnh và liên tỉnh.

Cần đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch, các khu, điểm du lịch được cơ quan QLNN xác định là điểm đến quan trọng gắn với phát triển du lịch. Vì dù điểm tham quan du lịch có hấp dẫn đến đâu, nhưng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thấp kém thì cũng không thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan. Nhưng cũng chính quá trình vận động du lịch ồ ạt thiếu kiểm soát ở nhiều nơi đang gieo rắc không ít những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa trở thành những hệ lụy phải trả giá đắt. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi các bên cùng hành động, có những biện pháp kiểm soát thích đáng để bảo tồn và phát huy bền vững đối với di sản văn hóa trong phát triển du lịch.

Phát huy thế mạnh về tài nguyên di sản văn hóa, khai thác được tiềm năng phát triển kinh tế từ các điểm, các khu di tích lịch sử là điều mà cơ quan quản lý hướng đến. Trong đó lấy du lịch di sản là hướng trọng tâm có tính chất chìa khóa hướng tới mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thì đòi hỏi các bên cùng hành động, có những giải pháp hữu hiệu về bảo tồn và phát huy bền vững đối với di sản văn hóa trong phát triển du lịch. Những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển, mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch.

Cần phải thực hiện tốt việc thông qua xúc tiến, tổ chức tạo sản phẩm phục vụ khách và tổ chức các chương trình du lịch bằng những ấn phẩm quảng cáo, pano, áp phích; góp phần tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hóa, cộng đồng dân cư địa phương nhận thức ngày một sâu sắc việc bảo tồn di sản của địa phương, góp phần khai thác, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên và xã hội…

Tăng cường phát huy thế mạnh của các tour du lịch tâm linh "Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội", “Mùa Tri ân Tháng 7”. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải gắn với việc phát triển du lịch bền vững, vừa bảo đảm lợi ích kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của đất nước thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên…”. Muốn thế, mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản phải được xử lý hài hòa, hợp lý trên cơ sở ứng xử có trách nhiệm của những bên liên quan mà đi đầu là những cơ quan quản lý du lịch và di sản.

Vì vậy, tỉnh cần có chính sách cụ thể trong việc vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị di tích, không chỉ lấy yếu tố lợi nhuận làm mục tiêu mà còn cần tính đến những lợi ích cho tương lai và nhân văn nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa mà cha ông để lại. Bên cạnh tính khả thi của các đề án kinh tế, cần phê duyệt cả những mục tiêu bảo đảm tính bền vững cho di tích. Di sản là tài nguyên du lịch không thể thay thế, cho nên giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch theo hướng bền vững đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc cái mới, cái xây dựng sau nhất thiết phải tôn trọng di sản gốc. Cần phải có sự kỹ lưỡng trong việc phê duyệt những dự án phát triển du lịch gắn với khai thác di tích, phải có sự tính toán, tham vấn kỹ lưỡng từ những chuyên gia di sản thông qua các hoạt động chuyên môn nhằm đánh giá chi tiết những tác động đến di tích, từ đó bảo đảm khống chế các tác động ở mức độ cho phép.

Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một địa phương, vùng, quốc gia. Giá trị của những di sản văn hóa: di tích lịch sử, công trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở văn hóa nghệ thuật, bảo tàng… là đối tượng cho cho du lịch khai thác và sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)