2.1.1 .Điều kiện tự nhiên
2.4. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh
2.4.1. Kết quả đạt được
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đa phần loại hình di tích lịch sử tồn tại dưới dạng là những chiến trường, những địa điểm từng xảy ra những trận đánh có tính chất quyết chiến chiến lược, nơi chứng kiến những thời khắc bi hùng của cuộc chiến tranh giải phóng... Vì thế, sau khi chiến tranh kết thúc, phần lớn chỉ còn là những phế tích. Việc bảo tồn các yếu tố nguyên gốc, tính nguyên trạng của di tích luôn đặt ra nhiều thách thức trong quản lý và định hướng quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ lẫn phương án trùng tu, tu bổ, phục hồi, tôn tạo... Mặt khác, để biến các địa điểm di tích loại này thành những nơi tưởng niệm, tri ân, tôn vinh thường phải cần sự đầu tư lớn về cả về ý tưởng quy hoạch lẫn kinh phí thực hiện; trong khi đó, sự tư duy xứng tầm của các nhà quản lý và
các nhà hoạt động chuyên môn còn nhiều bất cập; nguồn đầu tư lại chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước hạn hẹp nên không thể thực hiện công tác bảo tồn một cách đồng bộ. Chính những thách thức này đã cùng với sự xâm thực, huỷ hoại của tự nhiên, sự thiếu quan tâm của chính quyền các địa phương, sự vô thức và thiếu trách nhiệm của cộng đồng nên nhiều di tích lịch sử nhanh chóng bị xoá dấu vết trên thực tế.
Tuy nhiên, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Trị đã nổ lực thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam, sự nghiệp văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Thực hiện tốt vai trò quản lý của nhà nước về di tích được thể hiện qua các hoạt động: ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng cho hoạt động bảo tồn - gìn giữ di sản văn hóa; thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền về các văn bản luật, dưới luật về di sản văn hóa, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ở các cấp; chỉ đạo thực hiện việc nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý và xếp hạng cho các di tích có hiệu quả. Nguồn vốn của tỉnh cấp cho việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích đã được sử dụng đúng mục đích. Việc xã hội hóa nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức để tham gia vào việc tu bổ, tôn tạo di tích tiếp tục được đẩy mạnh, khuyến khích được người dân trong việc góp công, góp sức phát huy giá trị di tích.
Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về di tích, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai liên quan đến di tích tại các địa phương được xử lý hiệu quả. Thẩm định việc lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích, xây dựng và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị DTLS- VH được thực hiện tốt. Hàng chục di tích đã được cấp vốn để thực hiện việc chống xuống cấp, tu bổ tôn tạo theo chương trình mục tiêu Quốc gia và Dự án đầu tư được UBND tỉnh, Bộ VH,TT&DL phê duyệt.