1.3.1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích lịch sử đối với đời sống con người và xã hội con người và xã hội
DTLS là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc. DTLS luôn mang trong mình những thông điệp của quá khứ và khi tham gia vào đời sống văn hóa hiện đại, có tính bền vững tương đối, có sức mạnh to lớn đối với cộng đồng…
Trong chương trình phát triển KT-XH của mỗi đất nước, việc khai thác DTLS bằng các phương thức đa dạng, khoa học đã đem lại những nguồn lợi đa dạng. Đặc biệt, trong phát triển du lịch, vai trò của DTLS không chỉ được quảng bá trong nước mà còn đối với quốc tế, thu hút đông đảo lượng du khách từ các vùng miền trên cả nước cũng như khách nước ngoài đến tham quan.
Như vậy, quản lý DTLS chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các DTLS, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực. Đồng thời phát hiện kịp thời và xử lý hiệu quả các vấn đề vi phạm di tích. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả những di tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch và nhu cầu tìm hiểu văn hóa của nhân dân. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như của nước ta hiện nay thì văn hóa cần được quản lý và định hướng để phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước, đồng thời bảo tồn được các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc. Có như vậy mới giải quyết hài hòa giữa quy hoạch bảo tồn DTLS và quy hoạch phát triển du lịch, kết nối các điểm du lịch với DTLS hình thành các tuyến du lịch DTLS, đa dạng, phong phú, hấp dẫn du khách tham quan.
DTLS chính là một phần linh hồn, một nét văn hóa đặc sắc của quê hương, là một bộ phận cấu thành môi trường sống của con người, là nguồn tư liệu quý để chúng ta nhận thức về xã hội và văn hóa thời quá khứ. Vì thế, việc quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị của nó như thế nào đang là vấn đề cần được quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, nhất là những người làm công tác quản lý văn hóa hiện nay.
Đối với Quảng Trị, các DTLS trên địa bàn đã được chính quyền quan tâm trong hoạt động bảo tồn, tu bổ đúng mức để khai thác và phát huy tối đa các giá trị góp phần vào phát triển chung của tỉnh.
1.3.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bản sắc văn hóa dân tộc
DSVH Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. DTLS còn là một nguồn lực rất lớn
để phát triển kinh tế. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DTLS được nhà nước ta rất quan tâm. Thế nhưng, có một thực tế là khi có điều kiện phát huy thì có những nơi khai thác DTLS lại chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo tồn. Tình trạng không hài hòa giữa bảo tồn và phát triển vừa tác động đến việc không khai thác đúng tiềm năng hay làm biến dạng DTLS.
Hiện nay, vấn đề QLNN để phát huy giá trị DTLS nhằm gìn giữ di tích và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được xem là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của toàn xã hội. Vì thế, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý và sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể với các nhà chức trách chuyên môn quản lý trực tiếp để có các biện pháp, kế hoạch cũng như định hướng đúng đắn, thiết thực góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc gắn với sự phát triển xã hội.
QLNN về DTLS có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoàn chỉnh hệ thống chính sách về DTLS, nhất là những chính sách về xã hội hóa trong hoạt động quản lý DTLS cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng. Thông qua đó nâng cao vai trò quản lý và hoàn thiện thể chế, định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLS.
QLNN về DTLS góp phần thúc đẩy hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di tích, nhất là những chính sách về giữ gìn các yếu tố gốc đậm đà bản sắc dân tộc trong di tích. Đồng thời, giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn bản sắc dân tộc và phát triển. Nguyên tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ này là cố kết các chính sách phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ gắn với phát huy giá trị đối với xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, việc quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
1.3.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần phát triển kinh tế
Với những giá trị vốn có, DTLS chính là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại và là nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Đảng ta đã từng đưa ra nhiệm vụ “Bảo tồn, tôn tạo các DTLS tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch”. Vì thế, các địa phương đã chú trọng thực hiện các giải pháp QLNN về di tích đồng thời phát triển kinh tế bằng cách tạo ra những điểm đến di tích mang ý nghĩa lịch sử, giáo dục truyền thống hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, cần phải xác định rõ quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di tích phải luôn gắn công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị DTLS với việc khai thác phục vụ du lịch; hay nói cách khác phát triển du lịch vì mục tiêu văn hoá; đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch gắn với mục tiêu: Giáo dục truyền thống lịch sử và lòng tự hào yêu quê hương đất nước; giới thiệu cho khách du lịch trong nước và quốc tế về lịch sử, văn hoá, nét đẹp thiên nhiên nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế cho xã hội. Hạn chế thấp nhất những tác động xấu từ hoạt động du lịch đối với tài sản văn hoá.
Khai thác các DTLS đúng tiềm năng góp phần vào việc phát triển du lịch văn hoá đồng thời cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội cũng như thúc đẩy quá trình phát triển ngày càng năng động của đất nước. Bởi vậy, có thể nói kinh tế du lịch phát triển tạo điều kiện để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích nói chung, DTLS nói riêng góp phần quan trọng trong hoạt động khai thác, phát triển kinh tế.
1.3.4. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần phát triển xã hội
DSVH là nguồn năng lượng xã hội, có khả năng làm tăng sức sống và sức mạnh của con người và xã hội. Với vai trò, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, trong đó, DSVH biểu hiện sức sống, sự phát triển, sự hiểu biết, trí tuệ, đạo
lý, truyền thống của con người, của dân tộc trong mối quan hệ giữa con người với con người, với xã hội, với tự nhiên được xây dựng và bồi đắp trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Giữ gìn và phát huy được các DSVH là bảo vệ, bồi đắp nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh của xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị DTLS đúng mức sẽ đóng góp xứng đáng vào việc giáo dục tình yêu đất nước, yêu quê hương, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc về giá trị DTLS, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế của địa phương, quốc gia.
Hiện nay, vấn đề phát huy giá trị di tích gắn với sự phát triển xã hội đang được các địa phương hết sức quan tâm. Việc khai thác và phát huy giá trị DTLS có hiệu quả, đem lại nguồn lợi hữu ích, có ý nghĩa thiết thực cho xã hội cần đảm bảo sự hài hòa trong công tác bảo tồn đòi hỏi Nhà nước phải có đường lối, chính sách, giải pháp phù hợp, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển để đem lại hiệu quả khi giới thiệu, quảng bá về văn hóa, con người Việt Nam.
1.3.5. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần ổn định môi trường
Các DTLS hầu hết là các công trình, địa điểm ghi dấu có giá trị lịch sử, tồn tại từ lâu đời, luôn chịu nhiều tác động từ môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Trong quá trình tồn tại, các di tích luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị xâm hại, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian; cùng với đó là những nguy cơ đe dọa đến sự bền vững của môi trường tại khu vực di tích. Do đó, một trong một mục đích của QLNN về di tích là hạn chế những tác động xấu của các di tích trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
Bên cạnh đó, hầu hết các DTLS đều nằm gần các khu dân cư, do quá trình lịch sử cũng như quá trình đô thị hóa mạnh mẽ giai đoạn gần đây, nên nhiều di tích bị lấn chiếm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan di tích cũng như môi trường sống của người dân.
Bởi vậy, QLNN về DTLS còn bao gồm cả hoạt động chống lấn chiếm, giải phóng mặt bằng, tái định cư dân sống trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và khu vực bảo vệ cảnh quan nên QLNN về DTLS còn góp phần ổn định môi trường sống cho người dân và tạo cảnh quan môi trường xung quanh cho di tích.