2.1.1 .Điều kiện tự nhiên
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch
tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.3.2 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Ủy ban nhân dân các cấp:
UBND tỉnh Quảng Trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất về trong việc quản lý nhà nước tại địa theo phân cấp của Chính phủ. UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong địa bàn quản lý.
Bộ VHTT&DL (Thông qua Luật Di sản
Văn hóa)
Tổ chức UNESCO (Thông qua Công ước
Quốc tế) Các Bộ liên quan UBND tỉnh Quảng Trị Sở VH, TT&DL (giúp UBND tỉnh quản lý nhà
nước về DTLS trên địa bàn toàn tỉnh)
Trung tâm QL Di tích và Bảo tàng tỉnh (đơn vị sự nghiệp, giúp Sở lập hồ sơ di tích, tu bổ, bảo tồn, tôn tạo và có một phần khai
thác DTLS
Phòng VHTT cấp huyện, TP (tham mưu UBND cấp
huyện quản lý nhà nước về DTLS ) Cấp xã (quản lý nhà nước về DTLS tại địa bàn) Các di tích lịch sử
UBND cấp huyện (quản lý nhà nước về DTLS
cấp huyện
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn tỉnh về di sản văn hóa với đơn vị trực thuộc là Ban Quản lý di tích tỉnh (nay là Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh) là đơn vị chuyên môn của Sở.
Một số di tích Quốc gia, Quốc gia đặc biệt có thành lập BQL di tích để trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích đó (Di tích đôi bờ Hiền Lương, hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị...).
- Về cơ chế phối hợp của cơ quan quản lý các cấp: Việc quản lý di tích được tổ chức theo cấp hành chính, theo chiều dọc từ tỉnh xuống đến các cấp huyện, xã, phường.
Từ sơ đồ tổ chức bộ cho thấy số lượng làm công tác quản lý còn mỏng. Thực tế từ việc thực hiện theo chức năng nhiệm vụ còn bộc lộ nhiều hạn chế giữa các cấp. Tình trạng cấp này chờ cấp kia, một số kế chỉ triển khai ở mức văn bản hành chính chưa thực sự đi vào thực chất của vấn đề (chưa có quy chế cụ thể), nhất là chưa triển khai đến tận các xã, phường. Phân cấp phải đi kèm với cơ chế quy định rõ những vấn đề liên quan và trách nhiệm của từng cấp trong các vấn đề: bảo vệ, sử dụng đất đai và tiềm năng di tích; cơ chế đầu tư tôn tạo; quản lý, khai thác và phát huy tác dụng di tích... Từ đó, trách nhiệm bảo vệ, sử dụng và khai thác cụ thể của các cấp chưa được phân định rạch ròi, sự xâm hại di tích ngày càng có nguy cơ cao hơn; nhất là vấn đề vi phạm đất đai.
Ðiều đáng quan tâm là ở một số địa phương, nhân dân đùn đẩy cho chính quyền, trong khi nhận thức và sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền các cấp lại không được thấu đáo. Chính vì vậy, một số nơi đã cấp chồng dự án đầu tư, cho thuê mặt bằng kinh doanh, cho dân xây nhà lên di tích, đến khi vỡ lẽ ra thì phải tiến hành giải toả và mất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để xử lý nhưng vẫn không dứt điểm.
2.3.2.2. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử
Mục tiêu hướng tới của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo theo vị trí việc làm, có chuyên môn, một đội ngũ thợ lành nghề được trang bị và nắm vững những quy định của Luật Di sản văn hóa và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cũng như những quy định của Công ước và Hiến chương quốc tế về Di sản Thế giới; được trang bị các phương pháp khoa học về bảo tồn truyền thống và hiện đại; có năng lực phối hợp và liên kết với các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn để quản lý và triển khai trên thực tế các hoạt động quy hoạch, thiết kế, bảo quản, tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Nhận thức được điều đó, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn làm công tác văn hóa - xã hội được quan tâm. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật DSVH và các văn bản hướng dẫn cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức văn hóa từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn. Đặc biệt đã quan tâm mở các lớp nâng cao năng lực quản lý, bồi dưỡng, tổ chức tham quan học tập, rút kinh nghiệm về việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm trang bị tốt hơn về kiến thức quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành chuyên môn, các tổ chức, chuyên gia nước ngoài để tổ chức đào tạo tại chỗ về lĩnh vực bảo tồn di sản để nâng cao năng lực cán bộ và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; hoàn thiện các quy chế tổ chức hoạt động để đề xuất với tỉnh quan tâm, đầu tư nguồn ngân sách, tăng kinh phí phát triển sự nghiệp văn hóa. Đặc biệt là cải thiện chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ, công nhân viên chức có thành tích cao trong công tác góp phần nâng cao hiệu quả về quản lý di tích.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay đó là: nguồn nhân lực tham gia hoạt động quản lý, bảo tồn di còn chưa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; các lĩnh vực cần được đào tạo cơ bản như: kiến trúc, xây dựng, sử học, văn hóa học, mỹ thuật, nhân học, khảo cổ học... còn hạn chế; nghệ nhân, thợ lành nghề còn khan hiếm trong hoạt động tu bổ, phục dựng di tích. Cán bộ làm việc trong các Ban quản lý di tích, hướng dẫn viên du lịch còn thiếu kỹ năng… Đối với các khu di tích hiện có dân cư sinh sống, thì cộng đồng dân cư còn thiếu những kiến thức cơ bản về bảo vệ, gìn giữ di tích, thiếu kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào cùng chung tay với cơ quan QLNN phát triển kinh tế từ di tích.
Việc cơ cấu tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là việc làm cần thiết; việc huy động được đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân lành nghề... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay tại tỉnh Quảng Trị.