Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 42 - 44)

2.1.1 .Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Quảng Trị có 141 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 117 xã, 13 phường và 11 thị trấn Khi tái lập tỉnh Quảng Trị theo Nghị quyết ngày 30 tháng 6 năm 1989 của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5, tỉnh có 1 thị xã là Đông Hà và 3 huyện là Bến Hải, Hướng Hóa và Triệu Hải. Theo Quyết định số 134-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 16 tháng 9 năm 1989, thị xã Quảng Trị được thành lập trên cơ sở thị trấn Quảng Trị (thuộc huyện Triệu Hải). Theo Quyết định số 91-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 23 tháng 3 năm 1990, huyện Bến Hải chia thành 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh, huyện Triệu Hải chia thành 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Ngày 19 tháng 8 năm 1991, huyện Cam Lộ được tái lập trên cơ sở tách 8 xã phía tây thị xã Đông Hà. Ngày 17 tháng 12 năm 1996, huyện Đa Krông được thành lập từ một phần các huyện Triệu Phong và Hướng Hóa. Thị xã Đông Hà được nâng lên thành thành phố theo nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Hiện toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính, bao

gồm: Thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 08 huyện là Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đakrông và huyện đảo Cồn Cỏ. Thành phố Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh.

Nhìn lại chặng đường phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua, tại Kỳ họp thứ 2, Khoá VII Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Nghị Quyết số Nghị Quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 của HĐND tỉnh Quảng Trị về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, với mục tiêu: Xây dựng chính quyền địa phương năng động, hiệu quả, gần dân, phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội; cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn; thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mức sống dân cư; đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững. Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển mạnh hạ tầng đô thị, khu kinh tế, sớm hình thành Khu kinh tế Đông Nam; khai thác lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây, nhằm tạo động lực cho phát triển các vùng trong tỉnh. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo vệ môi trường. Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Trị đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước.

Bảng 2.1: Chỉ tiêu về kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng sản phẩm toàn tỉnh

(SS 2010) 13.668,90 15.109,00 16.724,21 19.501,50 - Công nghiệp - xây dựng 5.341,80 3.953,00 4.314,32 4.623,00 - Dich vụ 5.223,50 7.658,00 8.825,74 10.186,60 - Nông nghiệp- lâm nghiệp

- thuỷ sản 3.103,60 3.498,00 3.584,15 3.927,70

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Trị)

Có thể khẳng định rằng, sau hơn 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới và hơn 25 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị đã nhanh chóng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh khởi sắc là một thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn. Nguồn lực kinh phí đầu tư, bố trí cho công tác tu bổ, chống xuống cấp các di tích, gắn với sự phát triển về du lịch được quan tâm đáng kể. Đặc biệt, nguồn doanh thu từ hoạt động du lịch trong toàn tỉnh tăng đều hàng năm, tạo được việc làm cho người dân trên địa bàn, nâng cao đời sống tinh thần. Vì vậy, huy động được sự chung tay từ cộng đồng trong việc bảo vệ, gìn giữ di tích lịch sử và gắn với việc phát triển kinh tế từ các di tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)