Trong quá trình thực hiện công tác QLNN về DTLS tùy vào điều kiện thực tế để chú trọng đến công tác bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích, sự gắn kết với cộng đồng địa phương, nâng cao nguồn lực quản lý các di tích, đặc biệt là công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo tại các di tích, phát huy giá trị di tích trong đời sống cộng đồng. Nhiều di tích có giá trị lịch sử cần được bảo vệ nhưng vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã và đang bị quá trình đô thị hóa, bị xâm hại hay quá trình thực hiện tu bổ làm mất đi yếu tố gốc vốn có của di tích. Việc học hỏi kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước từ các tỉnh, thành phố có bề dày văn hiến nhằm mang đến những bài học hay, cách làm tốt; phát huy những tinh hoa, hạn chế, khắc phục những bất cập là điều cần thiết để mỗi địa phương thực hiện tốt hơn vai trò quản lý về di tích lịch sử của mình, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc, là động lực phát triển KT- XH của địa phương.
1.4.1. Tại thành phố Huế
Quần thể Di tích Cố đô Huế có quy mô lớn nhất trong số các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, với hơn 1.400 công trình kiến trúc thuộc 32 cụm di tích, nằm trải rộng trên một diện tích hàng chục triệu m2, bao trùm lên toàn bộ diện tích của thành phố Huế cùng với bốn huyện và thị xã lân cận. Sau chiến tranh, rất nhiều công trình đã bị hư hại, xuống cấp; trong đó, khu vực Tử Cẩm Thành gần như bị xóa sổ, Hoàng thành Huế chỉ còn 62/136 công trình kiến trúc… Toàn bộ quần thể di tích Cố đô Huế sau chiến tranh còn khoảng 300 công trình lớn nhỏ, và hầu hết đều bị hư hỏng ở những mức độ khác nhau. Năm 1993, sau khi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, công cuộc phục hưng di sản Huế thực sự được chú trọng.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đến nay đã có khoảng 170 công trình di tích lớn nhỏ ở khu vực Hoàng Cung và các lăng vua đã được đầu tư trùng tu, bảo tồn. Trong đó, có thể kể đến các công trình di tích tiêu biểu như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung
Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm Thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế), cung An Định, các công trình tại lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, lăng Gia Long,10 cổng Kinh thành...
Trong một cuộc hội thảo về “Bảo tồn di sản văn hóa triều Nguyễn” được tổ chức năm 2016, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá rằng: Dù hiện còn không ít di tích chưa có điều kiện về kinh phí để tu bổ và tôn tạo, nhưng về tổng thể có thể nhận định rằng di sản Huế đã thoát khỏi tình trạng cứu nguy khẩn cấp. Công cuộc bảo tồn di tích dần đi vào nền nếp, đang chuyển sang giai đoạn ổn định và có bước phát triển mới; phát huy với hiệu quả ngày càng cao giá trị di sản văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020” trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Cùng với việc nỗ lực bảo tồn, trùng tu di tích thì Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã có những giải pháp trong khai thác, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả, phù hợp với công ước quốc tế về bảo tồn di sản và tuân thủ pháp luật hiện hành.
Theo đề án “Phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích Cố đô Huế đến năm 2020” mà UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt, có 11 khu vực và cụm di tích được quy hoạch để tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch.
Năm 2017, Quần thể Di tích Cố đô Huế đón khoảng 2,9 triệu lượt khách;
doanh thu thu từ vé tham quan và dịch vụ tại các điểm tham quan thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đạt hơn 300 tỉ đồng. Chính nguồn thu phí này đã góp phần rất quan trọng trong việc tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản và cải thiện đời sống của những người làm công tác bảo tồn [12, tr.07].
1.4.2. Tại tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một vùng đất cổ nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông Hồng và miền Bắc. Vùng đất này còn nhiều dấu tích liên quan trực tiếp đến các nền minh cổ ở Việt Nam như văn hóa Tràng An, văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đa Bút, văn hóa Đông Sơn. Nơi đây có cố đô Hoa Lư từng là kinh đô của ba Triều đại nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý. Địa bàn hiểm trở ở vùng núi Ninh Bình là căn cứ quân sự của các Triều đại nhà Trần và Tây Sơn. Trong kháng chiến chống ngoại xâm nơi đây có phòng tuyến Tam Điệp, chiến khu Quỳnh Lưu, hành cung Vũ Lâm và là địa bàn trọng yếu của chiến dịch Hà Nam Ninh lịch sử. Những đặc điểm về lịch sử, văn hóa, tự nhiên và con người đã tạo cho vùng đất Ninh Bình một hệ thống các di tích phong phú và đa dạng góp phần phát triển ngành du lịch Ninh Bình.
Theo kết quả tổng kiểm kê di tích trên địa bàn, hiện nay tỉnh Ninh Bình có 1.499 di tích được phân bố đều khắp 146 xã, phường, thị trấn. Tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 314 di tích đã được xếp hạng, gồm 1 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 79 di tích cấp quốc gia (trong đó có 2 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt), 250 di tích cấp tỉnh.Các di tích tiêu biểu là: đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành, chùa Nhất Trụ (Cố đô Hoa Lư); đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (xã Gia Phương), đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền Thánh Nguyễn, đình Trùng Thượng, đình Trùng Hạ, nhà thờ đá Phát Diệm, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu...
Công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình những năm qua được chú trọng thực hiện; tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm quản lý di sản văn hóa, thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển một cách bền vững. Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết và các Quy định, quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý nhà nước còn đượcthực hiện:
Một là: Thường xuyên thực hiện điều tra, kiểm kê, phân loại các di sản văn hóa trên địa bàn, xây dựng kế hoạch nghiên cứu phát huy các giá trị di sản văn hóa. Thực hiện Luật Di sản văn hóa và hướng dẫn của Cục Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Phòng Văn hóa - thông tin các huyện, thị xã, thành phố tiến hành tổng kiểm kê Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Nội dung kiểm kê toàn diện trên tất cả các mặt: số lượng di tích, loại hình di tích, nhân vật thờ cúng, khảo tả sơ lược di tích, hiện vật, niên đại.... Trên cơ sở kết quả kiểm kê, đã tiến hành phân loại, nghiên cứu sơ bộ về tổng thể di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, xác định các di tích lịch sử văn hóa có tiềm năng khai thác du lịch.
Hai là: Nâng cao hiệu quả công tác tu bổ, tôn tạo di tích, bảo tồn, khôi phục di sản văn hóa phi vật thể nhằm đảm bảo yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có tổng số 158 di tích được tu bổ, tôn tạo bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, đã huy động được nguồn lực xã hội hóa trong công tác tu bổ di tích, được các tầng lớp xã hội tham gia hưởng ứng, ước tính, kinh phí huy động từ xã hội hóa cho công tác tu bổ di tích lên tới hàng chục tỷ đồng. Nhiều di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã trở thành những sản phẩm du lịch - văn hoá gắn kết vào những tuyến du lịch hấp dẫn, có tác dụng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế cho cộng đồng dân cư, nguồn thu từ các di tích cũng tăng lên.
Ba là:Xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa trên địa bàn. Xây dựng các tour du lịch về các điểm di tích văn hóa lịch sử, gắn với các điểm di tích lịch sử văn hóa như Di sản văn hóa thiên nhiên thế giới Tràng An, Cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Bích Động, chùa Địch Lộng, khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính... và các di tích lịch sử có giá trị khác.
Bốn là: Trước hết, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng, đặc biệt tại nơi có di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được khai thác du lịch về tầm quan trọng và giá trị của các di tích, về bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác đối với việc bảo vệ di tích, môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng.
Năm là: phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch bền vững. Cộng đồng là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trường hợp, cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Phát triển du lịch không thể tách rời vai trò của cộng đồng ở khu vực có di sản văn hóa được khai thác du lịch. Các mô hình phát triển du lịch cộng đồng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã và đang thực hiện ở Gia Vân (Gia Viễn), Yên Khánh, Cúc Phương (Nho Quan) đã minh chứng điều đó [40, tr. 101].
Tỉnh Ninh Bình là một trong những tỉnh đạt được những thành quả nổi bật trong công tác QLNN về DTLS như: thực hiện tốt công tác kiểm kê di tích, chú trọng công tác tu bổ, khai thác tốt giá trị của di tích trong việc phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế, huy động được sức mạnh của cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ, gìn giữ di tích. Bởi những điểm đó, tỉnh Quảng Trị dựa vào những giải pháp hay, hiệu quả để áp dụng vào thực tiễn QLNN tại địa phương.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị trong công tác QLNN về DTLS
Từ thực tiễn của công tác QLNN về DTLS thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Ninh Bình đối chiếu với tỉnh Quảng Trị có thể thấy nhiều điểm tương đồng trong đặc điểm của các di tích đó là: Tập trung nhiều di tích lịch sử có giá trị, tầm cở, thể hiện được lịch sử hào hùng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong cách quản lý cũng thề hiện được sự tương đồng cỏ bản như: Thực hiện công tác kiểm kê di tích, lập hồ sơ khoa học và chú trọng
đến việc đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích, tạo điểm đến cho du khách trong và ngoài nước. Thành phố Huế và tỉnh Ninh Bình thực hiện tốt việc phát triển kinh tế từ nội tại các di tích lịch sử bằng hình thức đa dạng hóa các loại hình, thu hút đối tượng du khách đến tham quan kết hợp tìm hiểu về lịch sử của cội nguồn dân tộc. Đó là điểm khác biệt với đặc thù của các DTLS của tỉnh Quảng Trị. Bởi hầu hết DTLS của Quảng Trị là di tích cách mạng kháng chiến, gồm: nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ, nơi là nấm mồ chung nên việc khai thác, phát huy giá trị các DTLS là phát triển du lịch tâm linh, du lịch hoài niệm. Cũng chính vì vậy mà du lịch đến Quảng Trị hạn chế về đối tượng (chủ yếu là thân nhân liệt sỹ, cựu chiến binh).
Vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm quản lý từ thành phố Huế và tỉnh Ninh Bình sẽ giúp Quảng Trị nhận thấy hạn chế, điểm chưa tốt trong việc khai thác, phát huy giá trị DTLS. Cụ thể đó là tìm ra giải pháp để phát huy tốt đặc thù của các DTLS trên địa bàn là phát triển du lịch tâm linh; đồng thời có giải pháp để đầu tư đa dạng hóa các loại hình di tích nhằm thu hút nhiều thành phần du khách hơn nữa; tạo điểm đến vừa mang yếu tố linh thiêng vừa mang yếu tố nghệ thuât.
Tiểu kết chƣơng 1
DTLS là nét đặc trưng thể hiện giá trị sâu sắc về văn hóa, về cội nguồn của dân tộc. Vì vậy, QLNN về DTLS có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng.
Chương 1 là cơ sở lý luận của QLNN về DTLS, trong đó, chú trọng việc đi sâu vào một số khái niệm chính của nội dung đề tài. Từ đó, khẳng định được vai trò QLNN về DTLS, sự cần thiết phải quản lý thường xuyên, tích cực, chủ động của nhà nước là hết sức quan trọng. Đặc biệt, khẳng định rõ nội dung QLNN đối với DTLS theo quy định của Luật Di sản văn hóa; nêu bật được nội dung QLNN về DTLS được áp dụng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị trên cơ sở những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế từ công tác quản lý; làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng QLNN đối với DTLS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ở Chương 2.
Chương này cũng đã đề cập đến việc tìm hiểu, nghiên cứu học tập kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố có số lượng di tích lớn, có giá trị quốc tế và trong nước, có kinh nghiệm xây dựng chính sách, giải pháp để bảo tồn, tu bổ và khai thác di tích. Từ đó để vận dụng sáng tạo trong công tác quản lý và phát huy hiệu quả di tích, một trong những yếu tố để phát triển văn hóa.
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị
Hình 2.1. Bản đồ tổng thể tỉnh Quảng Trị 2.1.1.Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc, 106032 đến 107034 kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Là tỉnh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).