3.1.2 .Phương hướng
3.2.5. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng trong
trong việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử
Cần nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích và coi đây là giải pháp cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đó cũng là giải pháp tích cực nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLS. Chúng ta cần tăng cường tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện Luật DSVH để Luật đi vào cuộc sống và có hiệu lực trong thực tế, giúp các tổ chức, cá nhân hiểu được giá trị của di tích để từ đó sẽ có cách ứng xử với di tích tích cực hơn, tránh được tình trạng không hiểu luật mà vi phạm luật, ngăn chặn những hành vi xâm hại tới di tích.
Cần coi trọng giải quyết các mối quan hệ giữa trách nhiệm và lợi ích của các cộng đồng cư dân trong toàn bộ các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLS, vốn là công trình văn hoá, địa điểm do nhân dân xây dựng và giữ gìn để phục vụ nhu cầu của cộng đồng. Nhân dân không chỉ là những chủ nhân đầu tiên có trách nhiệm giữ gìn DTLS mà họ còn cần được thực sự hưởng lợi từ những hoạt động khai thác, phát huy giá trị di sản văn hoá của cộng đồng.
Trước mắt, vận động nhân dân chấp hành “Luật Di sản văn hoá” và đóng góp công sức, tiền của vào các hoạt động giữ gìn, tu bổ, tôn tạo các di tích đã được phân cấp do phường xã trực tiếp quản lý. Bên cạnh việc tu bổ, xây dựng đình chùa đền miếu của làng xã cần động viên, khuyến khích nhân dân đóng góp nguồn lực để cùng các cấp chính quyền bảo vệ tôn tạo và quản lý tốt các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Người dân ở các địa phương luôn tự nguyện đóng góp tiền của để xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình văn hoá, tín ngưỡng và thường ít quan tâm đến các di tích lịch sử cách mạng vì cho rằng đấy là công việc của nhà nước. Nhưng một khi các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn được tôn tạo gắn bó mật thiết đến lợi ích cộng đồng, đến sinh hoạt văn hoá của cộng đồng thì việc huy động nguồn lực không phải không thể thực hiện.
Cụ thể hoá những chủ trương, đường lối của nhà nước bằng những cơ chế thích hợp nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn nữa cho các tổ chức, cá nhân chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng. Tranh thủ các nguồn lực và đa dạng hoá các hình thức hoạt động quản lý di tích và Bảo tàng; tìm tòi và xây dựng các kịch bản và tổ chức các lễ hội cách mạng tại các di tích để thổi hồn cho di tích và cũng là cách gìn giữ phát huy những giá trị phi vật thể. Xây dựng phong trào quần chúng tham gia vào các hoạt động bảo vệ di tích theo hướng xã hội hoá sâu rộng; nhất là đối với thế hệ trẻ và trong các trường học.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, nói chuyện chuyên đề về bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa tại các khu dân cư có điểm di tích. Đồng thời, tổ chức các chương trình quảng bá về du lịch di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung ương và địa phương. Thực hiện các ấn phẩm giới thiệu về di tích như: tờ rơi, sách di tích, ảnh di tích, phim tư liệu danh lam thắng cảnh… bán trong khu vực di tích và trong các trường học phổ thông.