DTLS phản ánh sinh động hiện thực hai cuộc chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 47 - 48)

2.1.1 .Điều kiện tự nhiên

2.2. Đặc điểm các di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

2.2.3. DTLS phản ánh sinh động hiện thực hai cuộc chiến tranh

Lịch sử Quảng Trị bên cạnh bề dày của tiền sơ sử, cổ, trung, cận đại là một giai đoạn đấu tranh oanh liệt chống giặc ngoại xâm thời hiện đại mà đỉnh cao là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong 45 năm (1930 - 1975) chiến đấu anh dũng của dân tộc Việt Nam thì đã có hơn 20 năm mảnh đất này là tuyến lữa, là nơi diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử giữa hai thế lực, hai chế độ chính trị và hai hệ tư tưởng.

Hơn 20 năm, đất phủ lên đất, rừng cháy lan rừng. Những đứa trẻ phải sinh ra trong lòng địa đạo. Khăn tang trắng những xóm làng. Chiến tranh đã gây ra và để lại không biết bao nhiêu đau thương, mất mát cho người và đất Quảng Trị; nhưng chiến tranh cũng đã làm nảy sinh ở đây hàng loạt sự tích anh hùng, làm xuất hiện nhiều địa danh lẫy lừng chiến công biểu trưng cho chí khí quật cường, lòng quả cảm và niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc ta. Loại hình di tích lịch sử phong phú về số lượng và tầm cỡ về nội dung. Chính điều đó đã tạo nên sự giàu có, sự phong phú và đồ sộ mang tính chất đặc thù, độc đáo trong toàn bộ di sản văn hóa trên vùng đất Quảng Trị.

Là vùng đất từng trải qua sự khốc liệt của chiến tranh, khắp nơi trên địa bàn Quảng Trị dường như đều trở thành các địa điểm di tích phản ánh sinh động hiện thực cuộc chiến đấu bi hùng của quân và dân Quảng Trị và của cả

nước. Nhiều ngôi đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ, nhà ở dân gian trong các làng xã đã trở thành nơi ghi dấu sự ra đời của các tổ chức Chi bộ Ðảng Cộng sản, thành nơi họp kín, các trạm giao liên, các cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng, nơi ra đời của các đội tự vệ vũ trang, nơi hội họp của quần chúng... Nhiều khu rừng, khu đất đã thành những khu căn cứ, chiến khu cách mạng nuôi dấu hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và người dân yêu nước đi theo cách mạng. Chính những nơi ấy là các “địa chỉ đỏ” ghi nhận sự vùng lên quật khởi của lực lượng quần chúng cách mạng đấu tranh với kẻ thù để giành thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)