Chú trọng công tác nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng di tích và thực hiện hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 83 - 85)

3.1.2 .Phương hướng

3.2.2. Chú trọng công tác nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng di tích và thực hiện hồ

hiện hồ sơ khoa học

Trong xu thế phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, tốc độ phát triển đô thị cũng như nông thôn rất nhanh, đất đai dành cho các thiết chế văn hoá ngày càng trở nên rất khan hiếm; do vậy, cần phải giành một quỹ đất thích hợp cho di tích trong một chiến lược quy hoạch phát triển lâu dài, vì nếu không, trước áp lực mạnh mẽ của tốc độ phát triển dân cư, đô thị thì trong một tương lai không xa, di tích sẽ bị lấn chiếm và biến mất trên thực tế. Trước tiên, song song với việc xây dựng và hoàn chỉnh hồ sơ khoa học về các di tích đã được công nhận bảo vệ cần phải nhanh chóng lập các bản đồ khoanh vùng đất đai di tích; giải toả việc lấn chiếm ở nhiều nơi. Đối với những di tích đã được công nhận quốc gia do những hạn chế lịch sử của thời điểm công nhận di tích (1986) nên tính khoa học và pháp lý còn nhiều bất cập (nhất là hồ sơ khoanh vùng bảo vệ đất đai di tích), cần nhanh chóng tiến hành các thủ tục để xác lập lại hồ sơ khoa học, pháp lý cho di tích. Không thể để tình trạng này kéo dài, vì như thế sẽ làm cho di tích ngày càng bị xoá dấu vết trước những áp lực của tốc độ đô thị hoá.

Mục đích của việc kiểm kê nhằm tạo cơ sở khoa học để chọn lọc, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử; đưa ra khỏi danh mục những công trình đã bị biến dạng, thay đổi hoàn toàn hoặc không còn giá trị. Đồng

thời, xem xét, đánh giá tổng quan về hiện trạng các công trình, các điểm ghi dấu có giá trị văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh. Góp phần nâng cao nhận thức về lịch sử, văn hoá, xã hội và quá trình phát triển lâu dài của tỉnh Quảng Trị; tăng cường sự hiểu biết, ý thức tôn trọng, giữ gìn về vị trí các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Cần phải xây dựng kế hoạch và định hướng cho các hoạt động trong công tác quản lý, tập trung tổng kiểm kê di tích trên địa bàn thành phố. Qua đó, góp phần nghiên cứu, bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị di sản, gắn hoạt động bảo tồn với phát triển, hoạt động bảo tồn liên kết với du lịch, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh nhà.

Việc tổng kiểm kê di tích lịch sử trên địa bàn các tỉnh cần được thực hiện 5 năm/lần, nhằm mục đích đánh giá cụ thể thực trạng quản lý, sử dụng bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Việc tổng kiểm kê di tích góp phần giải quyết thực trạng trong việc quản lý di tích đó là một số di tích giao hẳn cho địa phương quản lý, không có sự phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng nên di tích xuống cấp không được tu bổ kịp thời. Một số địa điểm có dấu hiệu di tích, nếu không đưa vào danh mục kiểm kê theo thời gian sẽ không còn giữ nguyên vẹn gốc tích, hoặc những người hiểu biết về địa điểm đó qua đời thì sẽ gây khó khăn trong công tác sưu tầm tư liệu liên quan… Những di tích xuống cấp, có dấu hiệu bị mai một sẽ được cấp kinh phí để kịp thời tu bổ, những địa điểm có dấu hiệu di tích sẽ kịp thời được lập hồ sơ đề nghị bổ sung hồ sơ xếp hạng di tích; xây dựng hồ sơ tư liệu về di tích; định hướng kế hoạch hỗ trợ đầu tư, tu bổ di tích, kế hoạch giải tỏa các vi phạm di tích, kế hoạch xếp hạng, cắm mốc giới di tích...

Tiến hành thường xuyên và liên tục các hoạt động nghiên cứu, điều tra, kiểm kê để phát hiện di tích, đưa vào danh mục đăng ký và công nhận di tích kể cả cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)