2.1.1 .Điều kiện tự nhiên
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.3.4. Quản lý đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử
Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã thể hiện những nỗ lực to lớn để tu bổ, bảo vệ, gìn giữ di tích. Xác định công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng là việc làm thường xuyên, liên tục và cũng là nhiệm vụ hàng đầu. Công tác tổ chức nghiên cứu khoa học, những biện pháp để khắc phục khó khăn, phát huy hiệu quả các dự án tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện. Về công tác bảo tồn, đã huy động các nguồn lực xã hội hóa di tích, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các đơn vị từng chiến đấu trên địa bàn Quảng Trị ủng hộ tôn tạo di tích. Lập hồ sơ công nhận nhiều di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia; nghiên cứu và hoàn thành hồ sơ khoa học, pháp lý. Hoạt động tôn tạo di tích ngày càng giữ một vị thế chủ đạo.
Từ những năm cuối thế kỷ XX, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện dự án về “Quy hoạch, đầu tư, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa Quảng Trị (1996 - 2010)” của Chính phủ và các dự án đầu tư tôn tạo di tích bằng các nguồn vốn của Bộ Văn hóa thông tin, của tỉnh Quảng Trị và nhiều nguồn khác, hoạt
động tôn tạo di tích đã chuyển sang một bước ngoặt mới, làm cho bộ mặt di tích thực sự khởi sắc. Ðến nay, các di tích như: Thành cổ Quảng Trị, Ðịa đạo Vịnh Mốc, Ðôi bờ Hiền Lương, Sân bay Tà Cơn, Nhà tù Lao Bảo... đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, khai thác và dần dần khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống di tích quốc gia đặc biệt, trở thành các điểm tham quan du lịch kỳ thú và hấp dẫn của Quảng Trị.
Bảng 2.5. Tổng hợp số lượng di tích được tu bổ theo từng địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Từ năm 2016 đến năm 2018) STT Tên đơn vị Tổng số di tích Trong đó Loại hình DTLS Loại hình khác 1 Thành phố Đông Hà 07 07 0
2 Huyện Gio Linh 05 04 01
3 Huyện Vĩnh Linh 06 05 01
4 Huyện Triệu Phong 03 03 0
5 Huyện Hải Lăng 04 04 0
6 Thị xã Quảng Trị 03 03 0
7 Huyện Cam Lộ 03 03 0
8 Huyện Đakrong 02 02 0
9 Huyện Hướng Hóa 02 02 0
Tổng cộng 35 33 02
(Nguồn: Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị) Hoạt động xã hội hóa bảo tồn, tôn tạo di tích đã được chú trọng và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Với ý thức trách nhiệm đối với lịch sử, nêu cao tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, tri ân đồng đội... nhiều tổ chức, cá nhân đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động đầu tư tôn tạo di tích. Các đơn vị
như: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam, Ban liên lạc Trung đoàn 27, các đơn vị thuộc binh chủng Tăng - Thiết giáp, Đoàn 126A Hải quân và nhiều đơn vị từng tham chiến trên chiến trường Quảng Trị đã tích cực đầu tư nhiều khoản kinh phí để xây dựng các hạng mục bia đài ghi dấu chiến công, tượng đài, khu hành lễ, đền thờ liệt sỹ với nguồn kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhiều di tích gắn liền với lịch sử các địa phương đã được các tổ chức đoàn thể, cán bộ và nhân dân đã hưởng ứng đóng góp tiền của để xây dựng, tạo thêm được nhiều điểm văn hóa nhằm tôn vinh và giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu mai sau.
Theo số liệu từ Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng Quảng Trị (nay là Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh) thì từ năm 2010 đến năm 2018, nguồn vốn đầu tư cho các dự án tôn tạo di tích mà chủ yếu là loại hình di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ chương trình quốc gia là 492,8 tỷ đồng. Trong đó, vốn thuộc các dự án đã thực hiện là: 143,6 tỷ; vốn các dự án đã phê duyệt chuẩn bị đầu tư là 218,2 tỷ; vốn dự án chuẩn bị phê duyệt: 131 tỷ. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương là 3,460 tỷ. Nguồn vốn huy động từ các cơ quan, doanh nghiệp:143 tỷ. Hàng năm các địa phương đã giành nguồn hỗ trợ để cùng nhân dân, các tổ chức đoàn thể tôn tạo, tu bổ các di tích như nơi thành lập Chi bộ, nơi ghi dấu chiến thắng... ở mức bình quân 10 tỷ/8 năm.
Trong số các công trình đầu tư tôn tạo bằng sự huy động nguồn lực xã hội hóa có quy mô lớn đáng kể như: Tháp chuông Thành Cổ và Bến thả hoa bờ Nam do Ngân hàng Công thương Việt Nam tài trợ (40 tỷ); Tháp chuông bờ Bắc do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (20 tỷ); Tượng đài chiến thắng bờ Bắc do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong cả nước đóng góp (59 tỷ vốn); Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn Bến Tắt do Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (10 tỷ); Đài chiến thắng bờ Bắc Cảng quân sự
Cửa Việt do Đoàn 126A Hải quân (1,6 tỷ); Chiến thắng Làng Vây do Bộ Tư lệnh Tăng - Thiết giáp (2tỷ)... và hàng chục tỷ đồng đầu tư cho các di tích ghi dấu chiến công nhiều nơi của Ban liên lạc Trung đoàn 27 như: Chiến thắng đồi 82, Cây đa giếng Đìa, Đồi 31, Đồi 28, Ngã ba Ngô Xá.
Tuy nhiên, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn bộc lộ những bất cập đó là: dù nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của cơ quan QLNN đối với di tích nhưng chưa có kế hoạch và chương trình cụ thể và hiệu quả trong quá trình thực hiện; đang đặt nặng về phát triển các dự án kinh tế hơn việc bảo tồn di tích; công tác xã hội hóa đầu tư, tu bổ và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Nhiều dự án tu bổ di tích được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ... Đặc biệt, nguồn ngân sách từ các địa phương đầu tư cho công tác đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích còn nhỏ giọt, tình trạng đầu tư manh mún, chắp vá dẫn đến việc tu bổ không đồng đều; một số di tích là phế tích chưa được quan tâm.