2.1.1 .Điều kiện tự nhiên
2.2. Đặc điểm các di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.2.4. Một số di tích lịch sử tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Những di tích lịch sử cách mạng đã gắn với người dân Quảng Trị như là máu thịt. Chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng hàng ngày, hàng giờ những sự kiện lịch sử đau thương và oai hùng diễn ra trên các di tích hôm qua vẫn đồng vọng và sống mãi trong tâm thức của mỗi người hôm nay - những người đã từng đi qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Di tích lịch sử đã, đang và mãi mãi là trường học chính trị với những bài học về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về truyền thống đấu tranh giữ nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Nhà tù Lao Bảo, Lao xá Quảng Trị - chứng nhân tội ác của thực dân và đế quốc đối với những người yêu nước và chiến sĩ Cộng sản. Ở đó, những bức tường đá lạnh của xà lim không thể giam giữ nổi những trái tim mang đầy khát vọng giành độc lập; những gông cùm, xiềng xích không thể khóa được tư tưởng cách mạng, giải phóng và tự do [35, tr. 05].
Ðôi bờ Hiền Lương trên vĩ tuyến 17 - vùng phi quân sự nhưng không một ngày ngừng tiếng súng, mang trên mình nổi đau chia cắt đất nước gần 20 năm. “Chỉ một dòng sông mà bên trong, bên đục. Chỉ một nhịp cầu mà bên nhục, bên vinh”. Suốt gần 20 năm (1954 - 1972), dòng sông Hiền Lương/Bến Hải hiền hòa ấy đã từng chứng kiến bao cảnh tang tóc, đau thương nhưng vô
cùng anh dũng của nhân dân đôi bờ Nam - Bắc vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Xóm làng yên lành phía bờ Nam bổng chốc trở thành vành đai trắng rợn người bởi các căn cứ quân sự ken dày hàng rào kẽm gai, lô cốt, tháp canh, bãi mìn... Những người dân bình dị, quê mùa, lam lũ bị dồn vào các trại tập trung, bị giam cầm trong các ấp chiến lược hoặc vô cớ trở thành những nạn nhân trong các cuộc lùng sục, bắt bớ, bắn giết của lính Mỹ và chính quyền tay sai. Những vùng quê ở bờ Bắc ngập chìm trong khói lửa của bom B52 và pháo hạm tàu. Trong cuộc đối mặt nghiệt ngã ấy, quân và dân hai bên bờ giới tuyến vẫn một lòng theo Ðảng, sắt son với cách mạng, vượt qua không biết bao nhiêu gian khổ hy sinh để viết nên bản hùng ca thành đồng tổ quốc trên vĩ tuyến 17. Một chiếc cầu Hiền Lương nối hai bờ Bến Hải, một hệ thống giàn loa phóng thanh, cột cờ Hiền Lương, đồn cảnh sát liên hợp, những bến đò mang các mật danh A, B, C... là những bằng chứng khá sinh động về một thời chia cắt [42, tr. 11].
Ðịa đạo Vịnh Mốc, pháo đài ngầm kiên cường trong lòng đất, “lâu đài cổ dấu kín biết bao điều kỳ lạ của những con người đã làm ra nó và thời đại mà nó sản sinh ra”. Với một tổng thể cấu trúc độc đáo của một hệ thống đường hầm xuyên lòng đất, dưới độ sâu hàng chục mét, có các căn hộ gia đình, hội trường hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, có nhà hộ sinh, trạm phẩu thuật... đảm bảo là nơi trú ẩn an toàn cho dân chúng vừa là nơi cố thủ chiến đấu của bộ đội, là kho hậu cần phục vụ chiến đấu tại chỗ và chi viện cho đảo tiền tiêu Cồn Cỏ anh hùng. Ðây là công trình tiêu biểu đại diện cho cả một hệ thống hầm hào, địa đạo bủa giăng khắp các xóm làng để hình thành nên một thế trận chiến tranh nhân dân của vùng đất thép; là sự tái hiện cuộc sống của một làng quê trong lòng đất, thể hiện khí phách kiên trinh bám đất, giữ làng để chiến đấu chống trả sự tàn bạo của bom đạn Mỹ, giữ vững vùng giới tuyến của quân và dân Vĩnh Linh anh hùng [41, tr. 27].
Hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh với mạng lưới dày đặc len lõi giữa núi rừng Trường Sơn đi qua địa phận Quảng Trị, được đất và người Quảng Trị chở che đã trở thành huyền thoại bởi những sự tích anh hùng trong tâm thức người Việt Nam và bạn bè khắp thế giới. Khe Hó - điểm xuất phát đầu tiên của đường dây 559; cầu Khe Xom, cầu Xom Rò, cầu Cu Tiền - điểm bí mật vượt đường 9 trong tuyến gùi thồ; đường 14, đường 15 với các địa danh cầu treo Bến Tắt, ngầm Bến Tắt, ngầm Bến Than, tổng trạm A30... và nghĩa trang Trường Sơn - nơi yên nghỉ của 10.036 liệt sĩ [35, tr. 35].
Cồn Tiên - Dốc Miếu với tuyến hàng rào điện tử Mc. Namara - hệ thống phòng thủ chiến lược có một không hai trên thế giới của Mỹ - ngụy được thiết lập ở phía Nam vĩ tuyến 17 nhằm ngăn chặn sự chi viện của “Bắc Việt” đối với “Việt Cộng” ở miền Nam. Nhưng không thể nào ngăn được khát vọng thống nhất đất nước, đánh đuổi kẻ thù ra khỏi miền Nam, giải phóng tổ quốc của hàng triệu người Việt Nam, trong đó quân và dân Quảng Trị giữ một vai trò quan trọng. Do vậy, từ khi bắt tay xây dựng cho đến ngày bị bão lữa của quân giải phóng cuốn phăng vào tháng 3/1972, tuyến hàng rào điện tử chưa một ngày yên ổn và liên tục bị đánh tơi tả, từng bước bị vô hiệu hóa bởi chính những con người mà vũ khí họ sử dụng không có gì khác hơn ngoài tinh thần chiến đấu gan góc và ý chí quyết tử vì độc lập cho dân tộc [35, tr. 15].
Ðường 9 - Khe Sanh, con đường chiến lược huyết mạch, hành lang Ðông Tây nối Quảng Trị/Việt Nam với nước bạn Lào được người Pháp khởi xướng xây dựng và được quân đội Mỹ nâng cấp hoàn chỉnh để phục vụ cho mục đích quân sự trong ý đồ xâm lược toàn bán đảo Ðông Dương đã trở thành con đường kinh hoàng đối với chính những người đã làm ra nó. Những địa danh trên đường 9 gắn với các cứ điểm, tập đoàn cứ điểm hỏa lực mạnh của Mỹ - ngụy như: Ðông Hà, Tân Lâm, Ðầu Mầu, Phu Lơ, Ðồi Tròn, Khe Sanh, Ðộng Tri, Tà Cơn, Làng Vây, Bản Ðông, Huội San... sau những cuộc đụng độ giữa
quân viễn chinh Mỹ và quân đội Sài Gòn với lực lượng quân giải phóng trong các năm 1968, 1971, 1972 đã trở thành nổi kinh ngạc bất ngờ của Nhà Trắng, thành nổi ám ảnh về sự tuyệt vọng của lính Mỹ và thành “Hội chứng Việt Nam” của nước Mỹ những năm sau chiến tranh [35, tr. 39].