- Đưa ra các chính sách thích hợp để khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng mô hình kinh tế trang trại một cách hợp lý.
- Sớm thành lập các cơ quan chuyên trách chăm lo về việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng và người lao động nói chung. Để cơ quan này hỗ trợ, tư vấnhướng nghiệp cho TNDTTS.
- Cơ quan, ban ngành cần phải thường xuyên mở các buổi đối thoại, gặp gỡ giao lưu giữa TNDTTS với các doanh nghiệp trong huyện và ngoài huyện. Đồng thời, các ban ngành cũng thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình thị trường lao động trongnước và trên thế giới.
- Hình thành và phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm. Tạo cầu nối giữa người lao động với các doanh nghệp.
- Hoàn thiện quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng đào tạo nghề trên địa bàn huyện.Xây dựng cầu nối giữa các doanh nghiệp và các trường dạy nghề trên địa bàn huyện.
- Hoàn thiện tốt một số chính sách về lao động - việc làm cho đồng bào DTTS.
- Đề nghị các ban ngành của huyện quan tâm hơn nữa đến các xã nghèo, vùng đồng bào DTTS, tăng cường vốn vay giải quyết việc làm.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp.
- Tập trung giáo dục tư tưởng cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động DTTS nhằm thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của bản thân mình, không nên ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài mà phải tự mình phấn đấu, nỗ lực tìm kiếm việc làm, phải vươn lên bằng chính nội lực của bản thân. Không ngừng nâng cao tay nghề, kiến thức của mình để dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở những nội dung công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho lao lao động DTTS được luận giải trong chương 1 và căn cứ những vấn đề còn tồn tại hạn chế được đúc rút ra trong phân tích thực trạng công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động DTTS ở chương 2. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động DTTS tại chương 3 gồm các 4 nhóm giải pháp cơ bản sau: Hoàn thiện công tác thực hiện các chiến lược, kế hoạch về giải quyết việc làm cho lao động DTTS; Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước và nâng cao năng lực công chức làm công tác quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm; Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số; Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định và xử lý vi phạm quy định về tạo việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số. Đây là những giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động dân tộc thiểu sốnói chung và giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng trong thời gian đến mang lại hiệu qua. Góp phần thắng lợi vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2019 -2020 của huyện.
KẾT LUẬN
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam; Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề ổn định an ninh chính trị đối với quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng.
Luận văn “Quản lý Nhà nước về việc làm đối với người dân tộc thiểu
số từ thực tiễn huyện Trà Bồng - Tỉnh Quảng Ngãi” tác giả đã vận dụng
những kiến thức cơ bản cả về lý luận và thực tiễn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận khoa học về việc làm, quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn nói chung và cho lao động người DTTS nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người DTTS huyện Trà Bồng giai đoạn 2014-2018. Thông qua việc phân tích, rút ra những những kết quả đạt được và hạn chế trong việc quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người DTTS huyện Trà Bồng.
- Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người DTTS huyện Trà Bồng trong thời gian tới.
Mặc dù luận văn đã phần nào làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho người DTTS trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự quan tâm đóng
góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng bộ huyện Bắc Trà My (2016) Toàn văn Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện Trà Bồng khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 -2020.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng lý luận dân
tộc và chính sách dân tộc (2007) .
4. Học viện Hành chính (2003) Giáo trình Hành chính công, NXB Khoa học vàKỹ thuật, Hà Nội.
5. Học viện Hành chính Quốc gia (1997) Giáo trình quản lý Nhà nướcđối
với nông thôn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Học viện Hành chính, Giáo trình lý luận hành chính nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Học viện Hành chính, Giáo trình lý luận hành chính nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Lê Xuân Bá, Vấn đề lao động việc làm khu vực phi chính thức trong
hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài KX.02.02/11-15.
9. Nguyễn Văn Bảy, Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn - một
đòi hỏi bức thiết hiện nay, Tạp chí Quốc phòng toàn dân.
10 Phạm Đức Chính, (2005) Thị trường lao động-cơ sở lý luận và thực
tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Hồng Nhung (2016) Yên Dũng: Chú trọng giải quyết việc làm, Báo Bắc Giang.
12. Nguyễn Minh Phong, Chính sách lao động - việc làm nhìn từ góc độ
kinh tế vĩ mô, Tạp chí Tài chính Điện tử số 96 ngày 15/6/2011.
pháp”, cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu pháp luật.
14. Nguyễn Bằng Tường (2002), Giới thiệu tác phẩm biện chứng của tự
nhiên của Ăngghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.
16. Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục nghề nghiệp và việc làm, an toan lao động giai đoạn 2016 – 2020.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012) Bộ Luật lao động, NXB Lao động.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) Luật Việc làm. NXB Lao động.
19. Thủ tướng Chính phủ (2009) Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
20. Thủ tướng Chính phủ (2016) Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
21. Niên giám thống kê huyện Trà Bồng từ năm 2014 đến 2018.