Sự cần thiết quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 32 - 34)

dân tộc tiểu số.

Trong suốt sự nghiệp lãnh đạo Đảng ta luôn đặt con người nhân tố trung tâm, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Do đó vấn đề giải quyết việc làm cho lao động và đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số phục vụ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế luôn là một trong những chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đặt ra. Hiện nay tình trạng thất nghiệp, người lao động không có việc làm của cả nước nói chung

và của huyện Trà Bồng tăng lên đáng kể, nhất là lao động người dân tộc thiểu số. Ngoài việc cày, cấy, nương, rẫy, họ không biết làm gì, không nghề nghiệp, không trình độ. Trong khi họ là người rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối của quy luật thị trường, cùng với tâm lý sợ rủi ro, hạn chế về trình độ, khả năng giao tiếp kém, tự ti, nhút nhát, không muốn đi làm ăn xa… càng làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động dân tộc thiểu số càng trở nên khó khăn hơn. Tình cảnh nghèo thì càng nghèo thêm, giàu thì giàu hơn đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi.

- Giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, nó thể hiện vai trò của xã hội đối với người lao động, sự quan tâm của xã hội về đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và nó cũng là cầu nối trong mối quan hệ giữa xã hội và con người. Việc làm là nơi diễn ra những hoạt động của người lao động, những hoạt động này được công nhận qua những công việc mà họ đã làm và nó cũng là nơi để họ thể hiện những kết quả học tập của mình đó là trình độ chuyên môn.

- Giải quyết việc làm là vấn đề chính để người lao động có việc làm và có thu nhập để tái sản xuất sức lao động xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp và do đó hạn chế được những phát sinh tiêu cực do thiếu việc làm gây ra.

- Giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu tìm việc làm, nhu cầu lao động của con người vì lao động là phương tiện để tồn tại chính của con người.

- Ở Việt Nam nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Tại nhiều làng quê, miền núi dư thừa lao động trở nên báo động. Tình trạng lao động ở các làng quê không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêu lổng, dẫn đến sa ngã các tệ nạn xã hội. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động người dân tộc thiểu số nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách

không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức trong xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)