quyết việc làm
Hoạt động thanh tra, kiểm tra không chỉ là hoạt động của cơ quan QLNN mà cần khuyến khích sự tham gia của mọi người dân, tổ chức xã hội trong việc thực hiện đánh giá, giám sát thực hiện chính sách nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm. Các địa phương, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc cơ chế thông tin công khai, minh bạch.
Để góp phần thực tốt Luật Lao động, Luật Việc làm và các đề án, chính sách liên quan đến vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động DTTS nói riêng như: Quyết định 1956 về “đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ
tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm, cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, và Quyết định số 30/2018/QĐ- UBND ngày 10/10/2018 về việc quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong thời gian tới cần triển khai thực hiện một số công tác thanh tra, kiểm tra như sau:
Sở LĐ-TB và XH tỉnh cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc triển khai, đôn đốc, nhắc nhở để giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện về GQVL. Hàng năm tổ chức các đoàn công tác cấp tỉnh về làm việc với cấp huyện, cấp xã để trực tiếp trao đổi nắm rõ tình hình triển khai của địa phương, giải đáp những vướng mắc khi thực hiện.
- Phòng LĐ-TB&XH cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc triển khai, đôn đốc, nhắc nhở để giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện về giải quyết việc làm. Hàng năm tổ chức các đoàn công tác cấp huyện về làm việc với cấp xã để trực tiếp trao đổi nắm rõ tình hình triển khai của địa phương, giải đáp những vướng mắc khi thực hiện.
- Ban hành các chỉ tiêu đánh giá và thực hiện đánh giá hiệu quả công tác giải quyết việc làm, có thể đánh giá bằng phiếu khảo sát hoặc phỏng vấn trực tiếp người lao động, đơn vị sử dụng lao động. Tiếp tục điều tra khảo sát về cung - cầu lao động để có chính sách định hướng về nhu cầu lao động trên địa bàn huyện. Kết quả đánh giá, khảo sát hàng năm là căn cứ để điều chỉnh cách thức tổ chức đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và các các doanh nghiệp với nhiều hình thức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra các cơ sở SXKD, kiểm tra công tác tổ chức triển khai, quản lý, sử dụng kinh phí, sử dụng cơ sở vật chất, và tuyển dụng lực lượng lao động. Đặc biệt cần đẩy mạnh sự giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội như: UBMTTQVN, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ nhất là sự giám
sát của nhân dân về thực hiện pháp luật lao động đối với người lao động. - Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và chính sách đối với người DTTS đến các ngành, doanh nghiệp, công ty, cộng đồng, bản thân và gia đình hộ DTTS, thông tin, tư vấn về các nghề phù hợp, về danh sách các cơ sở dạy nghề cho lao động DTTS.
- Đặc biệt chú trọng xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện Quyết định 1956 về Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm về các chính sách hỗ trợ cho học viên học nghề và chính sách cho người vận động thanh niên tham gia học nghề, chính sách cho giáo viên, người chịu trách nhiệm giảng dạy các lớp đào tạo nghề. Kiểm tra các lớp dạy nghề theo Quyết định 1956 về thời gian, địa điểm, đối tượng, chương trình đào tạo, cách thức tiến hành có phù hợp với điều kiện, khả năng của lao động DTTS từng địa phương.