Quy mô lao động người DTTS
Căn cứ vào kết quả điều tra Cung lao động hằng năm. Tác giả thống k thu được kết quả sau:
Bảng 2.5: Thống kê tỷ lệ lao động dân tộc tiểu số trong cơ cấu lao động toàn huyện giai đoạn 2014-2018
ĐVT: Người Danh mục Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số lao động 19.058 20.037 20.206 23.581 23.754 Lao động người DTTS 8.430 9.025 9.550 11.335 11.552 Tỷ lệ lao động người DTTS (%) 44,23 45,04 47,26 48,06 48,63
Hiện nay huyện Trà Bồng có khoảng 27.522 người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 70,6% dân số; số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 23.754 chiếm tỷ lệ 86,30%. Trong đó lao động người dân tộc thiểu số có khả năng lao động khoảng 11.552 người, chiếm 48,63% trong tổng số người trong độ tuổi có khả năng lao động. Trong cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số luôn có sự biến động theo chiều hướng gia tăng qua các năm.
Tuy nhiên hiện nay tình trạng thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi lao động ở huyện Trà Bồng vẫn còn cao, nhất là lao động người DTTS chiếm tỷ lệ khá cao, vì hiện nay người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Trà Bồng làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi đó lao động của người Kinh có xu thế chuyển mạnh sang phi nông nghiệp. Những hoạt động sinh kế ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp của người lao động dân tộc thiểu số chủ yếu là đi làm thuê, khai thác lâm nghiệp…
Những năm gần đây việc làm của lao động dân tộc thiểu số đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng từ việc làm nương rẫy sang việc làm vườn chuyên canh, từ chăn nuôi theo lối thả rông hay bán thả rông các gia súc, gia cầm sang chăn nuôi theo lối làm chuồng, chăn dắt.
Trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương huyện Trà Bồng đã từng bước đổi thay và phát triển. Việc làm của người lao động dân tộc thiểu số trong những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng từ độc canh lúa rẫy và chăn nuôi thả rông sang đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chăn nuôi theo lối làm chuồng, chăn dắt. Tuyệt đại đa số người dân ở các buôn làng, thôn, xóm ở huyện Trà Bồng nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung đến trước ngày giải phóng về bản chất đều là những nông dân nương rẫy với lối chăn nuôi thả
rông, phụ thuộc vào tự nhiên. Cho đến nay, quá trình chuyển đổi vât nuôi, cây trồng đã trải qua nhiều giai đoạn, người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Trà Bồng đã biết chuyển sang sản xuất lương thực trên ruộng lúa nước, sản xuất cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, trên phương diện chính sách Nhà nước, dù đã qua nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhưng việc làm của người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Trà Bồng vẫn ít nhiều thiên về độc con và độc canh. Lúc đầu là cây lúa nước và con bò. Về sau là cây công nghiệp và trâu bò.
Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu việc làm của người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Trà Bồng càng mang tính thủ công, nặng nhọc, có thu nhập thấp và ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm hữu hình. Vì vậy, đa dạng hóa ngành nghề, mở nhiều loại hình việc làm, phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn là phương hướng chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Trà Bồng.
Để đánh giá tỷ trọng lao động nông thôn nói chung và lao động người dân tộc thiểu số tham gia vào nền kinh tế quốc dân có phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động hay không. Thông qua kết quả thống kê từ kết quả điều tra cung lao động qua các năm được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Thống kê tỷ lệ lao động dân tộc tiểu số tham gia vào các thành phần kinh tế giai đoạn 2014-2018
ĐVT: người
Chỉ tiêu Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Lao động trong nền kinh tế quốc dân
Tổng số 14.440 14.893 18.324 21.762 21.921
DTTS 6.350 6.653 8.894 10.150 10.307
Tỷ lệ (%) 43,97 44,67 48,53 46,64 47,01
Nông - lâm – ngư nghiệp
Tổng số 10.108 10.292 12.851 17.072 18.260
DTTS 7.602 7.670 8.005 10.890 12.135
Tỷ lệ (%) 75,20 74,52 62,29 63,37 66,45
Công nghiệp –xây dựng Tổng số 1.590 1.603 1.832 772 757 DTTS 455 603 794 320 338 Tỷ lệ (%) 28,61 37,61 43,34 41,45 44,64 Dịch vụ Tổng số 2.742 2.998 3.641 3.918 2.904 DTTS 356 479 501 551 600 Tỷ lệ (%) 19,98 25,48 26,99 28,76 30,03
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Trà Bồng
Theo số liệu thống kê nêu trên cho thấy người lao động dân tộc thiểu số hiện nay ở huyện Trà Bồng làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, Tỷ lệ lao động DTTS tham gia vào lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Đa số người DTTS tham gia trong lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ bằng hình thức làm thuê. Những hoạt động sinh kế của người lao động DTTS chủ yếu là tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngoài ra họ đi làm thuê, khai thác lâm sản… Những năm gần đây việc làm của lao động dân tộc thiểu số tại huyện Trà Bồng đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng từ việc làm nương rẫy (du canh hay luân canh, quảng canh)
sang việc làm vườn chuyên canh, từ chăn nuôi theo lối thả rông hay bán thả rông các gia súc, gia cầm sang chăn nuôi theo lối làm chuồng, chăn dắt.
Tuy nhiên xét tổng thể việc làm của lao động người dân tộc thiểu số chủ yếu vẫn là nông nghiệp, người lao động dân tộc thiểu số chậm thích nghi
với lĩnh vực phi nông nghiệp so với người Kinh. Đặc biệt, việc chuyển đổi các hình thức việc làm trên của người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ diễn ra chậm hơn so với những dân tộc khác. Con đường chuyển đổi từ mô hình nông nghiệp nương rẫy, chăn nuôi thả rông sang cây công nghiệp và chăn nuôi bò trong khi thích dụng và hiệu quả đối với người lao động các dân tộc mới đến thì lại không hẳn đã phù hợp và hiệu quả đối với người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ. Sống trong một vùng đất, trong khi người Kinh, Ca dong, Hre, Mường… đến định cư mạnh dạn chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc mới để nâng cao đời sống thì người dân tộc thiểu số tại chỗ sống ở đây đã lâu đời lại được Nhà nước đầu tư giúp đỡ tối đa để trồng cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi lại không phát huy được những lợi thế đó. Đặc biệt, khi những khó khăn, rủi ro xảy ra như mất mùa, dịch bệnh, giá cả bấp bênh, nếu như lao động người Kinh dễ dàng có khả năng chuyển hướng để hồi phục lại, thì lao động dân tộc thiểu số tại chỗ hầu như chỉ còn con đường quay về với nương rẫy hoặc trông chờ, sự ỷ lại vào sự hỗ trợ từ Nhà nước. Điều đó đã dẫn đến kết quả là tình trạng thất nghiệp của người DTTS trên địa bàn huyện tăng nhanh.
Mặt khác, người lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ít có cơ hội đi tìm việc ở ngoài. Điều này có nguyên nhân một phần từ truyền thống làm việc của người lao động dân tộc thiểu số gắn bó với buôn làng một phần có nguyên nhân từ trình độ và sự nhanh nhạy của người lao động dân tộc thiểu số còn hạn chế so với lao động người Kinh. Người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Trà Bồng thường làm việc trong những ngành nông, lâm - nghiệp những loại việc làm có thể khai thác tài nguyên tự nhiên chính nơi họ sinh sống. Việc làm của họ phần nhiều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và sức lao động của chính mình.
Là 01 trong 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bềnh vững theo Nghị quyết 30a, chương trình 135 của Chính phủ. Nhìn chung trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương huyện Trà Bồng, đặc biệt là sự đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức vươn lên trong cuộc sống của người DTTS trên địa bàn huyện đã từng bước đổi thay và phát triển. Do đó việc thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện đã có hiệu quả, góp phần ổn định đời sống, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội cho người dân.
Chính vì vậy, mà trong thời gian qua công tác giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm, đặc biệt là lao động người dân tộc tiểu số sau khi tốt nghiệp đại học ở các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp… ra trường được bố trí việc làm tại một số các phòng ban, và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của lãnh đạo huyện đối với công tác giải quyết việc làm cho đối tượng là sinh viên người DTTS sau khi ra trường được có cơ hội làm việc trong cơ quan nhà nước. Riêng đối với chính sách cử tuyển thì đã có khoản 74 sinh viên được tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học…..trong và ngoài tỉnh trong số các sinh viên ra trường đã bố trí công việc được khoản 23 em, số còn lại do thiếu biên hoặc do tham gia dự thi, xét tuyển không đạt, hoặc chuyên ngành đào tạo không phù hợp nên không bố trí được.
Bảng 2.7. Bố trí việc làm cho sinh viên cử tuyển
ĐVT: Người
Năm Số sinh viên học cử tuyển ra trường Số sinh viên học cử tuyển được bố trí việc Số sinh viên chưa bố trí được Ngành nghề học Ghi chú 2014 8 6 0 Sư phạm 2015 60 9 51 Các ngành khác 2016 4 4 0 Đại học y Huế 2017 2 2 0 Đại học Đà Nẵng 2018 2 2 0 Đại học y Huế Tổng cộng: 74 23 0 Ngành nghề học
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện
Ở bảng 2.7 ta thấy việc ưu tiên sắp sếp, bố trí công việc cho đối tượng sinh viên cử tuyển người dân tộc thiểu số có cơ hội được làm việc đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên hiện nay thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp sếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, vì vậy hiện nay huyện Trà Bồng cũng phải đối mặt với một thực tế đó là: Tỷ lệ sinh viên người người dân tộc thiểu số đặc biệt là sinh viên cử tuyển thất nghiệp vẫn còn cao sinh viên người DTTS ra trường được bố trí vào làm việc ở các cơ quan nhà nước rất thấp chỉ đạt tỷ lệ khoảng 31,08% trên tổng số sinh viên ra trường. Thực tế này đòi hỏi các cấp chính quyền, địa phương cần có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả để từng bước tạo công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số. Bởi vì, hiện nay phần lớn thanh niên dân tộc thiểu số tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng luôn có tư tưởng muốn làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước do quan niệm làm việc ở
đào tạo vẫn ở nhà, không muốn đi làm, chờ cơ hội vào làm việc ở cơ quan nhà nước. Nhiều ngành nghề sinh viên được đào tạo nhưng chưa gắn với nhu cầu của xã hội nên khó được nhận và bố trí việc làm tại các cơ quan, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số thanh niên dân tộc thiểu số có tư tưởng ỷ lại, chưa có ý thức tự rèn luyện, phấn đấu, chỉ trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước nên khó khăn trong việc học nghề, tìm kiếm việc làm ổn định.