Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 97 - 100)

Trong những năm qua nhận thức về giải quyết việc làm cho lao động cơ bản đã được thay đổi, các ngành, các cấp và người lao động đã chủ động tìm cách giải quyết việc làm. Nhận thức của người lao động trong giải quyết việc làm được thay đổi, không ỷ lại hoặc trông chờ vào nhà nước mà chủ động sáng tạo, đa dạng các hình thức giải quyết việc làm. Người dân tự tìm hiểu

hiểu, học hỏi để chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao thu nhập. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội đã từng bước nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm. Nhận thức của người lao động về sự cấp thiết học nghề, việc làm được nâng lên, số người tham gia học nghề ngày càng tăng.

Nền kinh tế của huyện tuy có phát triển nhưng vẫn là 1 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước được chính phủ hỗ trợ đầu tư phát triển KT – XH nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững theo nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Thủ tướng chính phủ. Kinh tế vẫn dựa vào sản lượng nông - lâm - ngư nghiệp là chính, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp.

Hiện nay số lượng lao động tham gia vào ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm và số lượng lao động tham gia trong các ngành phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh. Số lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn huyện tăng nhanh, số lượng lao động thất nghiệp giảm dần. Điều này cho thấy công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động nông thôn đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế, chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra đời và đi vào thực tiễn đời sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài…, và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

Cùng với cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các chương trình,

dự án trọng điểm kinh tế – xã hội được thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người lao động. Hàng năm, các chương trình mục tiêu này đã giải quyết việc làm cho trên 600 lao động, trong số đó đa số là thanh niên nông thôn.

Thực hiện Chương trình về việc làm, Nhà nước thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ có sự lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội khác như Chương trình 134, Chương trình 135, chương trình 30a phát triển kết cấu hạ tầng về đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trạm xá, trường học, công trình văn hóa,… phục vụ cho phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống cho nông dân. Ngoài ra, Nhà nước còn thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm và tự tạo việc làm cho thanh niên. Trung bình hằng năm các dự án này đã tạo ra việc làm cho 500 đến 600 lao động, chủ yếu là lao động thanh niên nông thôn; Tính đến thời điểm 30/12/2018, toàn huyện có trên 5000 thanh niên được giải quyết việc làm (trong đó hơn 70% là người

dân tộc thiểu số).

Hàng năm, có trên 750 thiếu niên bước vào độ tuổi thanh niên bổ sung cho lực lượng lao động trẻ.

Trung bình mỗi năm có khoảng 100 đến 110 sinh viên cao đẳng, 40 đến 50 sinh viên đại học tốt nghiệp bổ sung cho lực lượng lao động là thanh niên. Đây cũng là nguồn tiềm năng của huyện trong việc phát huy nội lực của huyện nhà để phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)