Xuất và đa dạng hóa về tạo việc làm và giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 122 - 126)

a) Công tác tư vấn việc làm

Để tạo việc làm cho lao động DTTS, trước hết cần thực hiện tốt việc cung cấp thông tin, tư vấn cho người lao động và sử dụng lao động. Thực tiễn cho thấy, lao động DTTS nhìn chung kiến thức và trình độ còn hạn chế. Do vậy, công tác tạo việc làm cần quan tâm đến việc tư vấn cho họ, giúp họ nắm bắt, hiểu yêu cầu đòi hỏi của công việc, sự cần thiết cần nâng cao năng lực, trình độ nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Việc này đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp các ngành, trong đó vai trò của chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở xã, phường là đặc biệt quan trọng.

b) Đào tạo nghề

Thực trạng hiện nay là nguồn lao động DTTS dồi dào nhưng chất lượng kém đã hạn chế rất lớn đến việc làm và sự phát triển nông nghiệp nông thôn tại vùng đồng bào dân tộc theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vấn đề này đang được sự quan tâm của Nhà nước. Vấn đề đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư trực tiếp, cơ bản và lâu dài cho sự phồn thịnh của đất nước

và là hướng đầu tư có lợi nhất. Các cơ sở đào tạo (các trường Dân tộc nội trú các cấp, trung tâm dậy nghề, các trường nghề...) đều được Nhà nước ưu đãi hơn thể hiện qua những chính sách tài trợ nhà trường, hỗ trợ giáo viên về vật chất lẫn tinh thần. Có thể nói các chương trình và để án đào tạo nghề cho lao động DTTS là một bước đi đúng đắn của Nhà nước nhằm từng bước nâng cao chất lượng lao động đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, quan trọng hơn cả là giúp lao động DTTS có những việc làm phù hợp với thu nhập ổn định hơn.

c)Thu hút vốn đầu tư phát triển các Công ty, nhà máy chế biến nguyên liệu

Với chủ trương khuyến khích phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, các chương trình chào đón, ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào địa phương đã và đang thu hút được số lượng đông đảo các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Hiện nay huyện Trà Bồng có hai nhà máy lớn về chế biến nguyên liệu đó là nhà máy dăm và nhà máy chế biến tinh dầu quế, hai nguyên liệu này được xem là hai nguyên liệu chủ lực để huyện Trà Bồng phát triển kinh tế. Song hành cùng với sự phát triển đó, các nhà máy xí nghiệp mọc lên, các dịch vụ kèm theo luôn là sự tăng về nhu cầu lao động. Đây chính là cơ hội của người lao động địa phương để tiếp cận và có được việc làm phù hợp và thu nhập ổn định.

d) Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là xuất khẩu lao động) là một chủ trương có tính chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước. Xuất khẩu lao động là cơ hội để có thêm việc làm, thu nhập cao cho người lao động trong đó có một bộ phận là lao động DTTS.

Xuất khẩu lao động là một giải pháp tạo việc làm cho người lao động, là chiến lược của Đảng và Nhà nước vì vậy không những Nhà nước tạo điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu lao động mà bản thân người lao động

cũng phải nỗ lực để duy trì việc làm, đem lại thu nhập cho bản thân và cho đất nước. Đối với lao động DTTS giải pháp này cần được thực hiện môt cách đồng bộ, có thời gian và phù hợp với khả năng của lao động.

đ) Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương

Trước xu thế hội nhập sâu rộng công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì lực lượng lao động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Trước hết là thời gian nhàn rỗi của người lao động khá lớn; Khi người lao thiếu việc làm buộc họ phải xoay chạy, tìm kiếm việc làm mới, việc di chuyển từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu để tìm kiếm việc làm là điều không thể tránh khỏi. Việc này sẽ tạo ra những áp lực đáng kể về sức tăng dân số cơ học và việc làm ở vùng đô thị. Đó là chưa kể đến những hệ lụy kéo theo khi người lao động, đặc biệt là lao động trẻ thiếu việc làm sẽ dễ dẫn đến những tệ nạn, gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Do vậy, ngoài những giải pháp tạo thêm việc làm mới thì vấn đề khôi phục lại các làng nghề, ngành nghề truyền thống được xem là biện pháp ổn định để giải quyết khung thời gian nhàn rỗi cho lao động ở nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Ở mỗi địa phương trong cả nước đều có những làng nghề truyền thống từ lâu đời, cho đến nay do những nguyên nhân chủ quan, khách quan mà một số ngành nghề truyền thống đó đang dần bị mai một. Vậy nên, chủ trương khôi phục làng nghề ngoài mục đích tạo việc làm còn có ý nghĩa phục hồi, duy trì những giá trị truyền thống trong lao động sản xuất gắn với bản tính cần cù, chịu khó của người dân Việt.

e) Phát triển dịch vụ:

Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, phát huy các mô hình phát triển dịch vụ hiện có, nhanh chóng đưa dịch vụ trở

thành mũi nhọn, khai thác thế mạnh của các ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng. Phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: Vận tải, tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, dịch vụ kỹ thuật cây trồng vật nuôi, dịch vụ cơ khí nông thôn … Những ngành này trực tiếp tạo việc làm cho dân cư nông thôn, hỗ trợ các ngành nghề ở nông thôn phát triển ổn định để thu hút lao động bền vững.

Phát triển dịch vụ phụ trợ phát triển nông nghiệp, đảm bảo lưu thông hàng hoá nhanh kích thích sản xuất và đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện.

Củng cố và phát triển mạng lưới thương nghiệp nông thôn với sự tham gia của các thành phần kinh tế, đảm bảo cung ứng kịp thời các công cụ, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và các nhu yếu phẩm cần thiết cho nông dân. Đồng thời xây dựng trung tâm thương mại đủ sức điều tiết thị trường, phát triển mạng lưới thương nghiệp làm hạt nhân chủ yếu.

Xây dựng các chợ đầu mối thu mua tối đa các sản phẩm hàng hoá do nông dân sản xuất ra. Hình thành mối quan hệ vững chắc giữa sản xuất và người tiêu thụ, tạo điều kiện giúp đỡ nông dân đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

f) Phát triển kinh tế trang trại

Trà Bồng là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong việc xây dựng mô hình kinh tế trang trại vì nó hội tụ đủ các điều kiện như nguồn nước dồi dào, đất đai rộng lớn, thực vật đa dạng phong phú .... Trong những năm qua mặc dù mô hình kinh tế trang trại được chú trọng và đẩy mạnh, số lượng trang trại có tăng lên; tuy nhiên vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng: Số lượng trang trại quá ít; hơn nữa các trang trại đều thuộc loại nhỏ, chỉ giải quyết việc làm cho từ 1 – 2 lao động. Để khai thác tiềm năng nguồn nhân lực trẻ của huyện cần phải có những việc làm cụ thể sau:

- Xây dựng một chương trình đồng bộ, sát hợp và có tính khả thi để phát triển kinh tế trang trại.

- Từng bước cơ cấu lại ngành nghề, cây trồng vật nuôi để khắc phục những mất cân đối giữa lao động và tư liệu sản xuất; giữa quỹ thời gian lao động dư thừa và mức thu nhập thấp của người lao động; giữa sản xuất nông nghiệp và chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

- Gắn việc xây dựng và mở rộng trang trại với các định hướng cơ bản: hướng vào việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động, hướng vào phục vụ nhu cầu và sản xuất tại chỗ.

-Tạo điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại vây vốn mở rộng trang trại với mức lãi suất hợp lý.

- Chú trọng hơn nữa trong việc phổ biến kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi cho người lao đông, nhất là thanh niên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách bao, ti vi...

- Xây dựng chính sách đào tạo hợp lý, khuyến khích chuyển giao công nghệ trong việc phát triển kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)