Bài học kinh nghiệm cho huyện Trà Bồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 53)

Từ những kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số ở một số địa phương, huyện Trà Bồng rút ra được một số bài học có thể vận dụng vào giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số huyện Trà Bồng như sau:

Một là, cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải

quyết việc làm cho đồng bào các dân tộc. Đặc biệt chú trọng tới công tác lựa chọn các cơ sở dạy nghề đảm bảo chất lượng, thuận lợi cho việc đi lại của học viên, đồng thời đội ngũ cán bộ, giáo viên phải được đảm bảo cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo để thu hút lực lượng thanh niên là đồng bào DTTS tham gia học tập.

Hai là, cần đẩy mạnh thực hiện các Chương trình hành động về dân tộc

và miền núi, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển

những ngành nghề truyền thống nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. UBND huyện cần phải thường xuyên kiểm tra, rà soát để các chương trình được thực hiện một cách đồng bộ và mang lại hiệu quả cao.

Ba là, đầu tư xây dựng hệ thống loa đài, phát thanh-truyền hình lên các

xã vùng cao, tăng cường thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc để bà con có thêm thông tin, thời sự. Góp phần nâng cao sự hiểu biết để cải thiện được nhận thức của lao động DTTS.

Bốn là, sử dụng tốt các quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm cho đồng bào

DTTS. Đồng thời đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, tuyển lao động là đồng bào DTTS vào các công ty, xí nghiệp, nông-lâm trường ở trong và ngoài địa phương. Lồng ghép các nguồn tín dụng ưu đãi để góp phần phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần quan trọng vào việc giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS.

Tiểu kết Chương 1

Giải quyết việc làm luôn là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, nó liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số lại càng quan trọng và cấp bách hơn bởi nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân tộc thiểu số còn hạn chế, một số có tính tự ti mặc cảm, một số khác còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; tập quán sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên…

Trong các quá trình này quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số là rất cần thiết và quan trọng. Nhà nước vừa ban hành chủ trương, chính sách, vừa tổ chức thực hiện cũng như đóng vai trò điều tiết các nỗ lực của xã hội trong công tác giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số. Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Tác giả đã xem xét và lựa chọn những địa phương có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội với huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi để học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm. Qua đó rút ra nhiều bài học trong công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm rất hữu ích.

Trong chương 1 tác giả phân tích, làm rõ khái niệm cơ bản có tính chất là cơ sở lý luận nghiên cứu sát với nội dung của đề tài; nêu khái quát nội dung về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số đồng thời phân tích những kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động động người dân tộc thiểu số của một số huyện trong tỉnh Quảng Ngãi. Với những lý luận được trình bày ở Chương 1 sẽ làm cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 để phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đề ra những giải pháp, biện pháp hữu hiệu về giải quyết việc làm , góp phần vào giải quyết những khó khăn, vướn mắc cho lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Trà Bồng là huyện miền núi nằm ở Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp hai huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh; phía Tây giáp huyện Tây Trà; phía Nam giáp huyện Sơn Hà; phía Bắc giáp huyện Trà My và huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam). Diện tích 421,50km2. Dân số trung bình của huyện đến năm 2018 là 33.603 người, với 8.986 hộ. Là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Ngãi, với các dân tộc anh em sinh sống khác nhau như: dân tộc Kinh, Cor, Hre, Kadong, Tày, Mường, Hoa. Trong đó dân tộc Co chiếm 45,86%.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số huyện Trà Bồng năm 2018.

ĐVT: (Người/km2)

DANH MỤC Diện tích, tự nhiên (Km2) (Người) Dân số Mật độ, Dân số (Người/km2) Tổng số (Thôn)

421.50 33.358 79 55 1.TT.Trà Xuân 5.93 7,725 1,303 7 2.XãTrà Giang 36.96 480 13 3 3. Xã Trà Thủy 76.03 3,025 40 6 4. Xã Trà Hiệp 50.16 1.989 40 4 5. Xã Trà Phú 16.20 4,393 271 4 6. Xã Trà Tân 59.55 2,093 35 5 7. Xã Trà Sơn 56.71 4,940 87 11 8. Xã Trà Lâm 34.75 1,940 56 5 9. Xã Trà Bình 22.04 4,949 225 4 10. Xã Trà Bùi 63.18 1,826 29 6

Trà Bồng là địa bàn cư trú lâu đời của dân tộc Co với cây quế nổi tiếng, với vùng Đông là các xã người kinh chuyên làm lúa nước. Nơi đây từng nổ ra cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi 28.8.1959. Trà Bồng chủ yếu phát triển nông, lâm nghiệp, công - thương nghiệp phát triển chủ yếu ở các xã vùng thấp trong huyện.

Bảng 2.2. Dân số chia theo dân tộc năm 2018.

Đơn vị: người

DANH MỤC

Dân tộc Tổng

số Kinh (1) Xơ đăng (2) Hrê (3) Cor (4) Mường (5) Tày (6) Dân tộc khác (7)

33,603 18,194 8 365 14936 47 37 16 1.TT.Trà Xuân 7,769 7418 325 5 1 5 2. Xã Trà Phú 4413 4399 14 3. Xã Trà Bình 4979 4977 0 2 4. Xã Trà Sơn 4984 552 4382 20 30 5. Xã Trà Thủy 3052 299 6 30 2709 6 2 6. Xã Trà Bùi 1842 39 2 47 1750 1 3 7. Xã Trà Tân 2116 383 268 1443 19 3 8. Xã Trà Hiệp 2012 44 1 1967 9. Xã Trà Lâm 1951 58 2 1891 10. Xã Trà Giang 485 25 2 455

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Trà Bồng

+ Về tự nhiên: Trà Bồng là huyện miền núi, với diện tích đồi núi chiếm

phần lớn đất đai trong huyện. Vùng đồng bằng nằm ở phía đông huyện, giáp giới với huyện Bình Sơn và phía hữu ngạn sông Trà Bồng, ở các xã Trà Bình, Trà Phú và thị trấn Trà Xuân. Địa hình Trà Bồng khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các khối núi và sông suối chằng chịt trong các thung lũng nhỏ hẹp. Núi ở đây có độ dốc rất lớn.

+ Về Khí hậu: Huyện Trà Bồng nắng lắm mưa nhiều, lượng mưa ở đây

thuộc hạng cao trong nước, gây ra nhiều lũ lụt, độ ẩm cũng khá cao.

+ Về dân cư: Huyện Trà Bồng với số dân hơn 33,603 người, người Kinh

khoảng 47 người Mường, 37 người Tày, khoảng 08 người Xơ Đăng và các dân tộc khác khoảng 16 người.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế huyện Trà Bồng hiện nay về cơ bản vẫn là nền kinh tế độc canh, thuần nông, mang tính tự cung tự cấp, trong những năm gần đây nhờ cơ chế mở nên huyện đã chuyển dịch được cơ cấu kinh tế đúng hướng từ tự cung tự cấp sang cơ chế kinh tế thị trường thúc đẩy sản xuất phát triển.

Trong những năm qua, công tác chỉ đạo điều hành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện được tập thể lãnh đạo Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện đặc biệt quan tâm và chú trọng. Mặc dù quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn do đặc điểm nền kinh tế nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu, hệ thống các công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng. Song với nỗ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành và của nhân dân toàn huyện đã đạt được kết quả sau:

Bảng 2.3. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu

ĐVT: Triệu đồng

TT Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018

1 Theo giá hiện hành 792.228 888.064 974.305 1.337.868 1.373.033

1.1 Nông lâm thủy sản 329.966 322.164 342.299 356.828 374.016 1.2 CN - Xây dựng 191.402 277.427 323.772 651.647 652.119,7 1.3 Dịch vụ ( 270.860 288.473 308.234 329.393 346.897,3

2 Tổng GTSX theo giá so sánh 2010

563.760 620.218 673.285 875.229 888.156,5

2.1 Nông lâm thủy sản 218.598 220.550 223.356 226.927 237.185 2.2 CN - Xây dựng 152.788 195.168 231.421 414.794 404.261 2.3 Dịch vụ 192.014 204.500 218.508 233.508 246.710.5

3 Cơ cấu giá trị SX

(Theo giá hiện hành) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

TT Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018

3.1 Nông lâm thủy sản (%) 41,65 36,28 35,13 26,67 40,61 3.2 CN - Xây dựng (%) 24,16 31,24 33,23 48,71 47,49 3.2 Dịch vụ (%) 34,19 32,48 31,64 24,62 25,27

Theo bảng số liệu nêu trên cho thấy giá trị sản xuất của huyện Trà Bồng giai đoạn 2014-2018 không ngừng biến động theo chiều hướng tăng, giảm qua các năm, tuy nhiên không đáng kể. Trong cơ cấu sản xuất giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trên 40% và tỷ trọng này có xu hướng biến động theo chiều hướng giảm qua các năm. Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ giảm từ 34,19% vào năm 2010 xuống còn 25,27% vào năm 2018. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng mạnh qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên phù hợp với xu thế phát triển và quy hoạch phát triển KT- XH của huyện, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

- Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn huyện có 02 nhà máy thuỷ điện đang hoạt động là Nhà máy Thuỷ điện Cà Đú, Thuỷ điện Hà Nang cung cấp đủ nguồn điện phục vụ sản xuất cho người dân tại địa phương, hiện tại huyện đang triển khai thực hiện 01 dự án thủy điện là dự án thủy điện Ka Tinh; Nhà máy chế biến dăm gỗ Nhất Hưng và một số cơ sở sản xuất nhang, quế hình thành và phát triển, đặc biệt với Thương hiệu Quế Trà Bồng đã được công nhận tầm Quốc gia và đạt kỷ lục Châu Á về sản phẩm quà tặng góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm, đến năm 2018 giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 279 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2015.

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các Cụm công nghiệp trên địa bàn được quan tâm: Cụm công nghiệp Thạch Bích đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với quy mô 05 ha; Cụm công nghiệp thị trấn Trà Xuân đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với quy mô 10 ha, hiện đã cô 02 hộ kinh doanh đăng ký đầu tư để sản xuất là Công ty Cổ phần Đại Triệu Phát đầu tư nhà máy sản xuất gạch, ngôi không nung và Trang trại nuôi thỏ tại thị trấn Trà Xuân của Công ty Cổ phần Xây dựng Việt Nam. Ngoài ra, dự án đầu tư khai thác nước khoáng thiên nhiên đóng chai tại xã Trà Bình đã được UBND tỉnh chấp thuận

đầu tư (với diện tích 7ha), đây là cơ hội và tiềm năng để huyện phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện. Việc kiến thiết đô thị đã đạt được nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực.

Mặt khác, Các Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Cà Đam, khu du lịch kết hợp nghĩ dưỡng Thạch Bích - Trà Bình hiện đang được xúc tiến thực hiện; di tích Điện Trường Bà Trà Bồng sau được công nhận di tích cấp Quốc gia cả về di tích và phần lễ hội cũng đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, du lịch. Đây chính là lợi thế cho huyện Trà Bồng trong việc phát triển về dịch vụ du lịch.

Bảng 2.4. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Trà Bồng

ĐVT: Triệu đồng

TT T 2014 2015 2016 2017 2018

A Tổng thu 380.411 339.255 321.321 351.480 406.068

1 Thu trên địa bàn 51.644 21.556 20.760 34.239 23.476

2 Thu từ DNNN TW 35 1,8 2 0 0

3 Thu từ DNNN huyện 62 0 0 0 0

4 Thu từ kinh tế ngoài NN 15.011 16.597 15.387 17.921 16.802

5 Thu lệ phí trước bạ 1.089 1.302 1.111 1.050 1.697

6 Thu thuế dử dụng đất Nông nghiệp

0 0 0 15 0

7 Thu tiền thuê đất 103 119 0 792 232

8 Thu thuế nhà đất 3 0 124 108 0

9 Các khoản phí và lệ phí 414 612 241 868 599

10 Thu tiền sử dụng đât 1.268 595 2.319 12.500 1.802

11 Các khoản thu khác 33.659 2.329 1.562 1.000 515

B Thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách

279.585 259.547 221.401 264.472 321.633 C Thu kết dư năm trước 8.055 8.731 10.716 12.114 14.902 D Thu chuyển nguồn từ năm

trước sang 36.512 47.760 67.524 40.182 43.103 E Thu viện trợ 4.615 1631 919 0 0 F Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên 0 0 0 474 2.955

Nhìn vào Bảng 2.2 ta thấy việc thu ngân sách hàng năm trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả, thu ngân sách những năm trước chủ yếu thu từ ngân sách cấp trên, đến nay, nhờ một số nguồn thu khác, đặc biệt từ khi nhà máy Thủy điện Hà Nang, Cà Đú, Nhà máy dăm, khai thác quỹ đất khu dân cư ... đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách huyện. Đến năm 2018 tổng thu ngân sách huyện đạt 406,068 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 23,476 tỷ đồng. Đặc biệt, trong năm 2017, nguồn thu cân đối ngân sách trên địa bàn tăng đột biến đạt 34,239 tỷ đồng do có nguồn thu từ việc đấu giá đất tại các khu dân cư trên địa bàn huyện.

2.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội

+ Lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế có những bước phát triển mạnh mẽ, chuyển biến đáng kể về cơ sở vật chất, về chất lượng dạy và học; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm đạt 97% trở lên, có 07 trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2016 là 3 trường), công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm chú trọng, đến nay 10/10 xã có Trạm y tế và bác sỹ (năm 2016 chỉ có 6 bác sỹ); cùng với sự phát triển của kinh tế, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức rộng khắp, sôi nổi; đặc biệt Lễ hội Điện Trường Bà Thiên Y A Na mang tầm quốc gia hàng năm thu hút trên 3.000 du khách về tham dự tạo nên không khí hào hứng, đáp ứng nhu cầu của cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh góp phần phát triển du lịch thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện.

+ Công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa luôn được quan tâm, thực hiện thường xuyên, đến nay đã có 100% đối tượng là hộ nghèo được hưởng chế độ theo Quyết định số 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho người nghèo; 125 hộ nghèo được tặng nhà đại đoàn kết; 1.427 hộ được làm nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg; nhiều nhà sập do bão lụt được hỗ trợ tiền làm nhà; nhân dân vùng có nguy cơ sạt lở núi được di

chuyển kịp thời đến nơi ở mới ổn định cuộc sống và sản xuất; Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ trướng Chính phủ, đến nay đã có 475/900 hộ được phê duyệt thực hiện xây nhà ở và đã được giải ngân đủ; Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)