Mục tiêu về giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 110 - 112)

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện vào nững năm tiếp theo, cố gắng phấn đấu đưa huyện Trà Bồng ra khỏi tình trạng huyện nghèo vào giai đoạn 2020 - 2025.

- Tập trung phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, coi trọng phát triển nguồn nhân lực để thu hút đầu tư; gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm; Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm mới bảo đảm việc làm cho người lao động DTTS có nhu cầu làm việc.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Số lao động được tạo việc làm mới là 600 lao động/năm. - Đào tạo nghề 700 lao động/năm.

- Xuất khẩu lao động giai đoạn 2016 -2020 khoảng 250 người, bình quân mỗi năm 40 người.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó đào tạo nghề đạt 50%. tạo nghề đạt 50%.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 động/năm

3.1.2.3. Phương hướng giải quyết việc làm của huyện trong giai đoạn 2019 – 2021 và định hướng đến năm 2025.

* Mục tiêu giải quyết việc làm

- Mục tiêu đến năm 2020 là tạo việc làm mới và bảo đảm việc làm cho người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc. Thực hiện các

biện pháp để giúp người chưa có việc làm.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống của nhân dân.

- Thông qua đó giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội.

* Phương hướng giải quyết việc làm

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển sản xuất trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động chưa qua đào tạo để họ có nhiều cơ hội tham gia thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động.

- Đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, vay vốn giảm nghèo để hỗ trợ cho lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động vùng di dời giải toả tự tạo việc làm thông qua các hoạt động sản xuất nhỏ, hoạt động dịch vụ ở khu vực phi kết cấu. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động nghèo, ưu tiên lao động dân tộc thiểu số.

- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thị trường lao động tại các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ về cung - cầu lao động; đồng thời, thường xuyên thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động về vấn đề lao động - việc làm.

- Tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước liên quan đến chính sách giải quyết lao động việc làm.

- Đầu tư đúng mức chương trình đào tạo nghề, giáo dục định hướng, giúp cho người lao động có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc của nước sử dụng lao động thông qua các công ty xuất khẩu lao động trong và ngoài tỉnh.

- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động ở các xã, thị trấn để tổ chức chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động, phân công các thành viên về các thôn, cụm dân cư để phối hợp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

- Hoàn thiện các chính sách về lao động, việc làm và thị trường lao động nhằm tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho mọi người trong việc phát triển sản xuất tạo việc làm cho chính mình và thu hút lao động xã hội.

- Khuyến khích và tôn vinh những người làm giàu chính đáng, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước của các sở ban ngành trên địa bàn huyện trong việc kiểm soát và điều chỉnh mối quan hệ cung cầu trong thị trường lao động.

- Tổ chức và hoàn thiện mạng lưới dịch vụ việc làm thành hệ thống chặt chẽ để kịp thời nắm bắt những thông tin về thất nghiệp, thị trường lao động. Tiếp tục hỗ trung tâm dạy nghề huyện về cơ sở vật chất, hướng đến đào tạo miễn phí cho người tàn tật, lao động hộ gia đình chính sách và cung cấp dịch vụ miễn phí cho họ.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng - tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)