Những đặc điểm về việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số đã như đã nêu ở trên đòi hỏi giải quyết việc làm cho họ cũng phải có những đặc thù riêng, Theo tác giả, đặc điểm giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số thể hiện ở chỗ:
Một là, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số phải gắn liền với
việc giải quyết vấn đề đất sản xuất, đất rừng, hỗ trợ cây, con giống. Như chúng ta đã phân tích ở trên, việc làm của người dân tộc thiểu số chủ yếu là việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế đất, rừng là những tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số. Thực tế những năm qua cho thấy trong hầu hết những chương trình liên quan đến vấn đề việc làm, phát triển kinh tế cho người dân tộc thiểu số thường gắn với vấn đề giao đất, giao rừng và hỗ trợ cây, con giống cho đồng
quan tâm phát triển nông nghiệp, để tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động cho lao động dân tộc thiểu số phải thúc đẩy phát triển các ngành nghề truyền thống. Do lao động người dân tộc thiểu số thường chậm thích nghi với việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp nên muốn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng dân tộc thiểu số phải dựa vào những yếu tố văn hóa, tập quán canh tác của đồng bào. Thúc đẩy tăng việc làm phi nông nghiệp cho lao động dân tộc thiểu số bằng cách phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với việc khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ cho hoạt động du lịch, dịch vụ như dệt thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, chế tác nhạc cụ….
Hai là, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số phải dựa vào tính
cộng đồng.Việc làm của người dân tộc thiểu số mang tính cộng đồng rất cao nên việc giải quyết việc làm cho đồng bào phải biết khơi dậy tính cộng đồng. Tính cộng đồng trong giải quyết việc làm thể hiện ở chỗ: đề cao vai trò của cộng đồng, dựa vào cộng đồng để thực hiện các chính sách, chương trình giải quyết việc làm và giải quyết việc làm phải hướng đến đảm bảo lợi ích cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số
Ba là, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số phải theo cách “Cầm tay chỉ việc”.“Cầm tay chỉ việc” là một đặc trưng cơ bản trong giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số thường làm theo kinh nghiệm, tập quán người đồng bào dân tộc thường ngại những cái mới. Vì thế để giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số phải tận dụng triệt để “mô hình trình diễn”, làm mẫu với những phương pháp cụ thể, trực quan. Nông hộ đồng bào dân tộc chỉ làm theo khi họ thấy được kết quả, và có lợi ích kinh tế cụ thể. Thông qua việc thiết lập mô hình trình diễn và các bước tổ chức thực hiện tiếp theo mang tính đồng bộ và có sự đồng thuận của địa phương là cơ sở để các nông hộ dân tộc thiểu số nhận thức và
cùng nhau tổ chức nhân rộng các mô hình sản xuất mới. Trong quá trình giải quyết việc làm, phát triển sản xuất cho người lao động dân tộc thiểu số thường cần sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm địa phương và kiến thức khoa học mới.
Bốn là, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số phải tập trung
tạo điều kiện cho họ nuôi, trồng giống, cây con phù hợp với điều kiện sinh sống của họ. Do đặc thù sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số thường hay du canh, du cư, nuôi, trồng, canh tác đủ để nuôi sống sống bản thân và gia đình họ, tự cung tự cấp là chính. Điều kiện sinh sống khó khăn, do đó trình độ của họ còn thấp kém, việc tiếp thu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, nên tính bảo thủ, bình quân, tự cung tự cấp, khép kín chỉ quen sống dựa vào tự nhiên để khai thác còn phổ biến. Việc xác định được những cây con có thế mạnh phù hợp với điều kiện sinh sống của họ sẽ giúp người dân tộc thiểu số thuận lợi hơn trong sản xuất, bởi họ thường thụ động hơn so với người Kinh và dễ trở lại với lối canh tác nương rẫy truyền thống, lạc hậu khi gặp những khó khăn về thị trường, giá cả, bệnh tật...Vì vậy, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số phải quan tâm tới việc tạo điều kiện cho họ tiếp cận với việc nuôi trồng giống cây con phù hợp với điều kiện sinh sống của họ mới đáp ứng được nhu cầu của bản thân và gia đình họ cũng như của cộng đồng dân tộc thiểu số.