Kinh tế huyện Trà Bồng hiện nay về cơ bản vẫn là nền kinh tế độc canh, thuần nông, mang tính tự cung tự cấp, trong những năm gần đây nhờ cơ chế mở nên huyện đã chuyển dịch được cơ cấu kinh tế đúng hướng từ tự cung tự cấp sang cơ chế kinh tế thị trường thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong những năm qua, công tác chỉ đạo điều hành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện được tập thể lãnh đạo Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện đặc biệt quan tâm và chú trọng. Mặc dù quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn do đặc điểm nền kinh tế nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu, hệ thống các công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng. Song với nỗ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành và của nhân dân toàn huyện đã đạt được kết quả sau:
Bảng 2.3. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu
ĐVT: Triệu đồng
TT Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018
1 Theo giá hiện hành 792.228 888.064 974.305 1.337.868 1.373.033
1.1 Nông lâm thủy sản 329.966 322.164 342.299 356.828 374.016 1.2 CN - Xây dựng 191.402 277.427 323.772 651.647 652.119,7 1.3 Dịch vụ ( 270.860 288.473 308.234 329.393 346.897,3
2 Tổng GTSX theo giá so sánh 2010
563.760 620.218 673.285 875.229 888.156,5
2.1 Nông lâm thủy sản 218.598 220.550 223.356 226.927 237.185 2.2 CN - Xây dựng 152.788 195.168 231.421 414.794 404.261 2.3 Dịch vụ 192.014 204.500 218.508 233.508 246.710.5
3 Cơ cấu giá trị SX
(Theo giá hiện hành) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
TT Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018
3.1 Nông lâm thủy sản (%) 41,65 36,28 35,13 26,67 40,61 3.2 CN - Xây dựng (%) 24,16 31,24 33,23 48,71 47,49 3.2 Dịch vụ (%) 34,19 32,48 31,64 24,62 25,27
Theo bảng số liệu nêu trên cho thấy giá trị sản xuất của huyện Trà Bồng giai đoạn 2014-2018 không ngừng biến động theo chiều hướng tăng, giảm qua các năm, tuy nhiên không đáng kể. Trong cơ cấu sản xuất giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trên 40% và tỷ trọng này có xu hướng biến động theo chiều hướng giảm qua các năm. Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ giảm từ 34,19% vào năm 2010 xuống còn 25,27% vào năm 2018. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng mạnh qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên phù hợp với xu thế phát triển và quy hoạch phát triển KT- XH của huyện, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
- Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn huyện có 02 nhà máy thuỷ điện đang hoạt động là Nhà máy Thuỷ điện Cà Đú, Thuỷ điện Hà Nang cung cấp đủ nguồn điện phục vụ sản xuất cho người dân tại địa phương, hiện tại huyện đang triển khai thực hiện 01 dự án thủy điện là dự án thủy điện Ka Tinh; Nhà máy chế biến dăm gỗ Nhất Hưng và một số cơ sở sản xuất nhang, quế hình thành và phát triển, đặc biệt với Thương hiệu Quế Trà Bồng đã được công nhận tầm Quốc gia và đạt kỷ lục Châu Á về sản phẩm quà tặng góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm, đến năm 2018 giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 279 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2015.
Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các Cụm công nghiệp trên địa bàn được quan tâm: Cụm công nghiệp Thạch Bích đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với quy mô 05 ha; Cụm công nghiệp thị trấn Trà Xuân đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với quy mô 10 ha, hiện đã cô 02 hộ kinh doanh đăng ký đầu tư để sản xuất là Công ty Cổ phần Đại Triệu Phát đầu tư nhà máy sản xuất gạch, ngôi không nung và Trang trại nuôi thỏ tại thị trấn Trà Xuân của Công ty Cổ phần Xây dựng Việt Nam. Ngoài ra, dự án đầu tư khai thác nước khoáng thiên nhiên đóng chai tại xã Trà Bình đã được UBND tỉnh chấp thuận
đầu tư (với diện tích 7ha), đây là cơ hội và tiềm năng để huyện phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện. Việc kiến thiết đô thị đã đạt được nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực.
Mặt khác, Các Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Cà Đam, khu du lịch kết hợp nghĩ dưỡng Thạch Bích - Trà Bình hiện đang được xúc tiến thực hiện; di tích Điện Trường Bà Trà Bồng sau được công nhận di tích cấp Quốc gia cả về di tích và phần lễ hội cũng đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, du lịch. Đây chính là lợi thế cho huyện Trà Bồng trong việc phát triển về dịch vụ du lịch.
Bảng 2.4. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Trà Bồng
ĐVT: Triệu đồng
TT T 2014 2015 2016 2017 2018
A Tổng thu 380.411 339.255 321.321 351.480 406.068
1 Thu trên địa bàn 51.644 21.556 20.760 34.239 23.476
2 Thu từ DNNN TW 35 1,8 2 0 0
3 Thu từ DNNN huyện 62 0 0 0 0
4 Thu từ kinh tế ngoài NN 15.011 16.597 15.387 17.921 16.802
5 Thu lệ phí trước bạ 1.089 1.302 1.111 1.050 1.697
6 Thu thuế dử dụng đất Nông nghiệp
0 0 0 15 0
7 Thu tiền thuê đất 103 119 0 792 232
8 Thu thuế nhà đất 3 0 124 108 0
9 Các khoản phí và lệ phí 414 612 241 868 599
10 Thu tiền sử dụng đât 1.268 595 2.319 12.500 1.802
11 Các khoản thu khác 33.659 2.329 1.562 1.000 515
B Thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách
279.585 259.547 221.401 264.472 321.633 C Thu kết dư năm trước 8.055 8.731 10.716 12.114 14.902 D Thu chuyển nguồn từ năm
trước sang 36.512 47.760 67.524 40.182 43.103 E Thu viện trợ 4.615 1631 919 0 0 F Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên 0 0 0 474 2.955
Nhìn vào Bảng 2.2 ta thấy việc thu ngân sách hàng năm trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả, thu ngân sách những năm trước chủ yếu thu từ ngân sách cấp trên, đến nay, nhờ một số nguồn thu khác, đặc biệt từ khi nhà máy Thủy điện Hà Nang, Cà Đú, Nhà máy dăm, khai thác quỹ đất khu dân cư ... đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách huyện. Đến năm 2018 tổng thu ngân sách huyện đạt 406,068 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 23,476 tỷ đồng. Đặc biệt, trong năm 2017, nguồn thu cân đối ngân sách trên địa bàn tăng đột biến đạt 34,239 tỷ đồng do có nguồn thu từ việc đấu giá đất tại các khu dân cư trên địa bàn huyện.