Nghĩa giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 31)

- Về mặt kinh tế

QLNN về giải quyết việc làm cho người DTTS là giải pháp có tính chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội đối với một quốc gia. Giải quyết tốt vấn đề việc làm là một trong những nhân tố đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, có mức tăng trưởng cao, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

QLNN về giải quyết việc làm cho người DTTS chính là giải quyết đầu vào cho quá trình sản xuất sức lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số. Tạo việc làm cho người lao động, giúp họ tham gia vào quá trình sản xuất là yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động đều là cơ sở để có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, ngay cả khi nền kinh tế đó có nhiều điều kiện tự nhiên không thuận lợi, ít tài nguyên, thậm chí hay bị thiên tai đe dọa.

Có thể nói rằng nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế chính là từ lao động của con người. Chính phần lao động thặng dư của người lao động là nguồn gốc của tích lũy để mở rộng sản xuất, tạo nên sự tăng trưởng. Người lao động chỉ có thể tham gia vào quá trình lao động khi có việc làm. Khi người lao động có việc làm đầy đủ thì không chỉ nguồn lực con người được sử dụng mà tất cả các nguồn lực khác đều được sử dụng có hiệu quả. Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số chính là cơ sở để phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả của hệ thống chính sách liên quan đến vấn đề tạo việc làm cho đồng bào dân tộc được thực hiện đã làm cho vùng dân tộc và miền núi có nhiều đổi thay trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thu nhập của đồng bào ở khu vực dân tộc và

miền núi cùng với việc được tiếp cận các dịch vụ ngày càng tốt hơn, đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng, khuyến nông - lâm - ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm... Việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nước sạch và nhà ở ngày càng tăng lên.chỉ được sử dụng hiệu quả khi giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động.

- Về mặt xã hội

Giải quyết việc làm sẽ tạo điều kiện cho người DTTS thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó chính là quyền được làm việc. Thông qua việc làm, con người thể hiện quyền được sống, quyền được làm việc và quyền được mưu cầu hạnh phúc.

Giải quyết việc làm cho người DTTS không chỉ có nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của xã hội, bởi giải quyết việc làm cho người DTTS có vai trò quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay, các chính sách của Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến tạo công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động người DTTS thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách hỗ trợ tới tận hộ gia đình.

Thực tế những năm qua cho thấy việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách đã tạo nên sự thay đổi tích cực nhiều mặt của đồng bào, nhất là tạo điều kiện để bà con có thu nhập ổn định, điều kiện tiên quyết trong xoá đói, giảm nghèo bền vững. Cùng với chính sách hỗ trợ đất sản xuất, Chính phủ còn ban hành khá đồng bộ hệ thống chính sách tạo điều kiện để bà con có thể tự vươn lên, như Chương trình 135, 30a… được thực hiện với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng hệ thống hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất...Bà con dân tộc thiểu số cho biết, tất cả các chương trình, dự án của Chính phủ giúp bà con vươn lên đều cần thiết nhưng việc hỗ trợ đất sản xuất, cho vay vốn phát triển sản xuất và nâng kỹ năng sản xuất (hướng dẫn cách làm ăn, giới thiệu

điển hình làm tốt thông qua khuyến nông và thông tin báo chí) là đặc biệt quan trọng vì trực tiếp giúp bà con nâng cao thu nhập, biết cách khai thác lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)