Nội dung quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 45)

dân tộc thiểu số

1.3.4.1. Xây dựng kế hoạch, chiến lược về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số.

Nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được ban hành và thực thi như: huy động nguồn vốn đầu tư phát triển, đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm; lập Quỹ quốc gia về việc làm (năm 1992) để cho vay vốn tạo việc làm với lãi suất ưu đãi theo các dự án nhỏ; hình thành Quỹ giải quyết việc làm địa phương; hình thành và phát triển hệ thống các Trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở đào tạo nghề xã hội; phát triển nhiều hình thức, mô hình tổ chức giải quyết việc làm phong phú, đa dạng; quan tâm đến hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm giải quyết việc làm với thu nhập cao, đồng thời nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp cho người lao động…, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về tạo việc làm cho người lao động. Qua đó, huy động được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bước đầu chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực.

Bên cạnh đó, Nhà nước rất coi trọng xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu để tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề bức xúc nhất về thị trường lao động và việc làm bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề; Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020); Chương trình tăng cường nâng cao năng lực đào tạo nghề (giai đoạn 2001- 2005, 2006 -2010); Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ; Chương

trình 135, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP… các Chương trình này hướng vào hỗ trợ người thất nghiệp, người chưa có việc làm, người nghèo và nhóm xã hội yếu thế tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm trên thị trường lao động, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, trong đó lao động vùng nông thôn là đối tượng liên quan chủ yếu.

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Với mục tiêu đến năm 2020, sẽ đào tạo nghề cho gần 10 triệu lao động nông thôn làm việc ở khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp và bồi dưỡng đào tạo 01 triệu cán bộ công chức cấp xã, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đề ra chỉ tiêu đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (bình quân 1,1 triệu lao động/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 3,84 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động.

1.3.4.2. Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho người DTTS

Bộ máy quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta được tổ chức như sau:

Chính phủ: Thủ Tướng Chính phủ quyết định chương trình việc làm

quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đệ trình. Chính phủ quyết định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch hằng năm và 5 năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan xây dựng đệ trình. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả chỉ tiêu thực

hiện tạo việc làm mới (hằng năm và 5 năm).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện: Lập chương trình và quỹ giải quyết

việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó. Lập quỹ giải quyết việc làm (từ nguồn ngân sách địa phương, khoản hỗ trợ từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm do Trung ương chuyển xuống và các nguồn khác) để giải quyết việc làm cho người lao động.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện: Có trách nhiệm đôn đốc,

kiểm tra việc thực hiện các chương trình việc làm, việc sử dụng quỹ giải quyết việc làm trong phạm vi địa phương theo các quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân cấp xã (phường, thị trấn): Căn cứ hướng dẫn chuyên môn của cơ quan Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện xây dựng kế hoạch công tác lao động tháng, quý, năm và tổ chức thực hiện. Thống kê nguồn lao động của xã để trình Ủy ban nhân dân huyện có giải pháp cân đối nguồn lao động, tạo việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động, thực hiện nghĩa vụ lao động công ích.

Để công tác QLNN về giải quyết việc làm cho người DTTS có hiệu quả, đòi hỏi cơ quan chức năng nhà nước phải hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN trong vấn đề giải quyết việc làm cho người DTTS trên địa bàn. Các cơ quan, Ban ngành hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, tham mưu chính sách cho cấp trên để hệ thống QLNN về giải quyết việc làm thực hiện có hiệu quả.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền địa phương có tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho người DTTS. Bộ máy quản lý là tổ chức trung gian giúp cho tính khả thi của các chính sách áp dụng vào thực tế. Việc bộ máy được tổ chức một cách khoa học theo hướng tinh giản, có sự phần công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sẽ tạo hiệu quả trong quản lý, giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên công tác

quản lý của bộ máy sẽ gặp khó khăn lớn nếu một khâu, một cấp quản lý trong hệ thống không đảm bảo đƣợc yêu cầu công việc được giao. Vì vậy, muốn công tác quản lý nhà nước có hiệu quả, tổ chức QLNN đối với hoạt động giải quyết việc làm cho người DTTS phải được tổ chức thật phù hợp về cơ cấu, có sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời phải hướng dẫm, bám sát của các ban ngành chức năng.

Bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLNN về giải quyết việc làm cho người DTTS trên địa bàn huyện. Cán bộ là người trực tiếp tham gia vào công tác QLNN giải quyết việc làm ở cấp chính quyền địa phương và cũng là người tiếp xúc trực tiếp với ngƣời dân. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và tận tâm với công việc là điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho QLNN giải quyết việc làm cho người DTTS có hiệu quả cao.

1.3.4.3. Tổ chức các nguồn lực

Là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Ngãi đời sống của người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn, và sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, ít có cơ hội tiếp cận với các điều kiện khoa học kỷ thuật. Tình trạng thất nghiệp của người dân nơi đây có chiều hướng gia tăng, nhất là đối với người DTTS, khi hiện nay có một số bộ phận người DTTS còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước nên không tự phấn đấu vươn lên tìm kiếm cơ hội việc làm nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Để giải quyết việc làm cho người DTTS thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính. Việc ban hành, điều chỉnh, bổ sung chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết việc làm cho lao động DTTS. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người DTTS huyện Trà Bồng trong

thời gian tới đòi hỏi phải tiến hành quyết liệt hơn với thực hiện đồng bộ các giải pháp gắn kết chặt chẽ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đặc biệt cần tập trung một số các lĩnh vực sau:

- Tổ chức cơ sở đào tạo, trung tâm dạy nghề

Thực tế cho thấy phần lớn lao động DTTS có trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, sự hiểu biết... vẫn còn rất hạn chế. Do vậy, công tác giải quyết, tạo việc làm cho họ muốn đạt kết quả tốt thì một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm, giải quyết đó là công tác đào tạo nghề.

Việc tổ chức tốt các cơ sở đào tạo, quan tâm đầu tư thỏa đáng về trang thiết bị cũng như cho đội ngũ cán bộ đào tạo ở cơ sở, song song với nó là nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động qua đào tạo với cơ sở sử dụng lao động có ý nghĩa quan trọng giúp lao động DTTS tìm kiếm, có việc làm phù hợp, ổn định.

- Chất lượng của lao động dân tộc thiểu số

Việc làm của lao động DTTS chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: chính sách, công tác đào tạo nghề, vốn..., đó là những yếu tố bên ngoài tác động, ảnh hưởng đến việc làm của họ.

Một trong những yếu tố có tính quyết định đến việc làm, tạo việc làm cho lao động DTTS đó là do trình độ, năng lực, chất lượng của ngay chính bản thân họ. Đối với những lao động DTTS có trình độ, hiểu biết tốt thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Do vậy, việc đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng cần luôn phải quan tâm, đầu tư thỏa đáng để nâng cao chất lượng của nguồn lao động từ đây.

- Vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của lao động dân tộc thiểu số

Việc làm của lao động DTTS do các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng, giải quyết. Bên cạnh đó, bản thân họ cũng tự sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho chính mình và các đối tượng lao động

khác. Do vậy, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh là yếu tố cần thiết không những giúp cho họ thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà nó còn là giúp cho họ ổn định công ăn việc làm ngay tại trên chính địa phương mình.

- Sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, hội đoàn thể

Các yếu tố như bản thân của lao động, chính sách, đào tạo... ảnh hưởng đến việc làm của lao động DTTS. Bên cạnh những yếu tố đó còn phải kể đến sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, hội...

Sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, hội... có ý nghĩa quan trọng, tạo sự gắn kết giữa các lao động này với nhau, gắn kết họ với các đơn vị đào tạo, sử dụng lao động... giúp họ tìm kiếm, giải quyết việc làm.

1.3.4.4. Tổ chức thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động người DTTS

Tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: Đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc, nghề nghiệp được giao.

Đào tạo nghề là con đường cơ bản để giúp cho con người lĩnh hội, hình thành và phát triển tri thức, các kỹ năng chuyên môn. Người lao động có trình độ đào tạo nghề càng cao, khả năng có việc làm và mức thu nhập càng cao. Phát triển đào tạo nghề là biện pháp giảm nghèo bền vững trên cơ sở phát huy năng lực nội sinh của mỗi cá nhân, để họ tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, tạo ra thu nhập đảm bảo cuộc sống của chính bản thân và gia đình họ.

Hoạt động đào tạo nghề cho lao động ngày càng phát triển, giúp người lao động có khả năng làm chủ được công nghệ từ đơn giản đến phức tạp và hiện đại. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài “Người lao động Việt Nam nhanh nhạy hơn nhiều so với người lao động của các nước

khác trong khu vực”. Do vậy, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, tay nghề là một trong những chính sách trọng tâm để GQVL người lao động nông thôn nói chung và lao động người DTTS nói riêng. Đào tạo nghề cho lao động là hoạt động có tính xã hội, nên nhận được sự đồng thuận của người dân, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các phương tiện thông tin đại chúng.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề đã góp phần tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại, có chất lượng; tạo ra những lao động có kiến thức, có kỹ năng sản xuất hiện đại, có khả năng thích ứng với ngành nghề trong nền kinh tế. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng lao động là người nghèo, người dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động và các chính sách hỗ trợ cho lao động người DTTS.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề đã nêu rõ:

“Hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động

và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là ở khu vực nông thôn. Nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm”

Giới thiệu việc làm và học nghề: Tổ chức cho người lao động đến đăng ký tìm việc và học nghề; liên hệ với người sử dụng lao động để tìm chỗ làm việc mới; giới thiệu người lao động đang cần việc làm với người sử dụng lao động đang cần tuyển lao động; giới thiệu người lao động học nghề ở những nơi phù hợp và đủ điều kiện quy định tại Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ và các cơ sở dạy nghề khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Tổ chức các hoạt động thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giới thiệu việc làm tổ chức sàn giao dịch việc làm và tư vấn đào tạo nghề và xuất

khẩu lao động tại địa phương.

Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Hỗ trợ vốn là quá trình các cơ quan quản lý Nhà nước tạo ra điều kiện để lao động và lao động DTTS tiếp cận các nguồn tài trợ vốn tạo ra việc làm như: tạo ra hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng nhận được lợi ích khi thực hiện tài trợ hay tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể lập quỹ tài trợ. Ngoài ra, Nhà nước đứng ra trực tiếp tài trợ vốn cho họ.

Vốn vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với lãi suất ưu đãi là biện pháp tài chính quan trọng để kích thích các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình được vay vốn phát triển sản xuất tạo việc làm và tăng thu nhập. Đây là chương trình tạo ra ngành nghề mới, thu hút được lao động DTTS, tạo ra việc làm cho người lao động chưa có việc làm, thất nghiệp và người thiếu việc làm. Để họ có thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp một phần cho xã hội.

Chương trình vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm với mục tiêu là cho vay ưu đãi với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ tạo việc làm cho lao động.

Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, dự án phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)