Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 115 - 117)

Để thực hiện có hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, công tác QLNN đã được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. UBND huyện Trà Bồng đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo đào tạo nghề và giải quyết việc làm cấp huyện và Ban đào tạo nghề giải quyết việc làm cấp xã, thị trấn (do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện/xã làm Trưởng ban; Trưởng Phòng LĐ- TB&XH cấp huyện làm Phó trưởng ban cấp huyện). Thành viên là đại diện lãnh đạo

của một số ban, ngành, đoàn thể liên quan.

Ban chỉ đạo họp 02 lần mỗi năm (vào 6 tháng và cuối năm) để đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và bàn giải pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo. Các Ban chỉ đạo đã ban hành Quy chế hoạt động, theo đó đã tổ chức phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên theo dõi, phụ trách, chỉ đạo từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể của chương trình; đồng thời phân công từng thành viên theo dõi, giúp đỡ các xã triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại địa phương.

Hiện nay, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm chính trong công tác lao động việc làm. Để thực hiện việc này, Phòng LĐ-TB&XH huyện thực hiện như sau: Trưởng phòng phụ trách chung, 01 Phó phòng phụ trách trực tiếp và bố trí 01 chuyên viên tham mưu trực tiếp lĩnh vực lao động việc làm. Tại các xã, thị trấn bố trí 01 công chức phụ trách chung về lĩnh vực LĐ-TB&XH.

Phòng Lao động –TB&XH huyện cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLNN về công tác lao động việc làm cho đội ngũ cán bộ làm công tác lao động việc làm tại huyện và cán bộ phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH tại các xã, thị trấn. Nhằm nâng cao khả năng tham mưu, đề xuất tổ chức thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động DTTS nói riêng.

Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã, thị trấn trong công tác QLNN về việc làm nói chung và việc làm cho lao động DTTS nói riêng, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý tổ chức thực hiện.

Đẩy mạnh phân cấp quản lý cho các địa phương để các địa phương chủ động trong việc thực hiện công tác quản lý về giải quyết việc làm.

Huyện cần có chính sách ưu tiên về vốn để các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động DTTS xây dựng nơi ở tập thể phù hợp với tập quán địa phương. Bởi thực tế, không ít thanh niên, lao động người DTTS sau khi được các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc nhưng sau đó bỏ việc về làng vì không quen lối sống tập thể ở nơi khác, không chịu được nguyên tắc lao động tập trung ở các doanh nghiệp.

- Xúc tiến hoạt động tìm hiểu, mở rộng và phát triển thị trường XKLĐ và nâng cao hiệu quả hoạt động giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động kịp thời cho các địa phương.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể nhân dân, nhất là bà con sống ở những vùng cao của huyện về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện về công tác xuất khẩu lao động nắm bắt được thông tin và có sự lựa chọn phù hợp.

- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động DTTS nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu hiện nay.

- Tiếp tục cải cách hành chính và tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động xuất khẩu trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt cơ chế khuyến khích XKLĐ, phát huy hiệu quả các nguồn tín dụng nhân dân, quỹ vì người nghèo và DTTS để hỗ trợ cho lao động DTTS tham gia hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)