+ Lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế có những bước phát triển mạnh mẽ, chuyển biến đáng kể về cơ sở vật chất, về chất lượng dạy và học; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm đạt 97% trở lên, có 07 trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2016 là 3 trường), công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm chú trọng, đến nay 10/10 xã có Trạm y tế và bác sỹ (năm 2016 chỉ có 6 bác sỹ); cùng với sự phát triển của kinh tế, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức rộng khắp, sôi nổi; đặc biệt Lễ hội Điện Trường Bà Thiên Y A Na mang tầm quốc gia hàng năm thu hút trên 3.000 du khách về tham dự tạo nên không khí hào hứng, đáp ứng nhu cầu của cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh góp phần phát triển du lịch thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện.
+ Công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa luôn được quan tâm, thực hiện thường xuyên, đến nay đã có 100% đối tượng là hộ nghèo được hưởng chế độ theo Quyết định số 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho người nghèo; 125 hộ nghèo được tặng nhà đại đoàn kết; 1.427 hộ được làm nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg; nhiều nhà sập do bão lụt được hỗ trợ tiền làm nhà; nhân dân vùng có nguy cơ sạt lở núi được di
chuyển kịp thời đến nơi ở mới ổn định cuộc sống và sản xuất; Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ trướng Chính phủ, đến nay đã có 475/900 hộ được phê duyệt thực hiện xây nhà ở và đã được giải ngân đủ; Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 105 hộ, trong đó 65 hộ xây mới, 40 hộ sửa chữa với tổng kinh phí 2,060 tỷ đồng.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa tiếp tục phát triển sâu rộng, việc chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, các hộ nghèo và những người có hoàn cảnh neo đơn, bất hạnh… ngày càng được cộng đồng xã hội quan tâm, đưa lại hiệu quả thiết thực, thể hiện trong chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền các cấp, cũng như trong ý thức của nhân dân.
+ Công tác giảm nghèo được quan tâm triển khai, thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp: các dự án như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo (CT 120), Chương trình 327, Chương trình 135, Chương trình 30a …, công tác hỗ trợ vay vốn cho hộ nghèo và các hộ chính sách đã góp phần phát triển kinh tế tại các vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số, đời sống của nhân dân đã được nâng nên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua các năm: từ tỷ lệ 79,48% năm 2005 đã giảm xuống còn 62,37% vào cuối năm 2010, cuối năm 2015 là 48,10% (theo chuẩn giai đoạn 2011-2015) và đến cuối năm 2018 là 32,72% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2016-2020).
+ Tình hình lao động và giải quyết việc làm có bước phát triển khá. Trước đây, người lao động chỉ biết sản xuất theo phong tục tập quán, đối với lao động đi học nghề chủ yếu là một số ít đi học ở các trường cao đẳng, trung cấp, đội ngũ cán bộ, công chức qua đào tạo rất ít, đặc biệt là các xã miền núi hầu như không có. Từ năm 2009 đến nay, chính sách đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt
cán bộ, công chức cấp xã đã được chuẩn hóa đảm bảo yêu cầu theo quy định. Tổng số lao động nông thôn trên địa bàn huyện được đào tạo nghề từ 2010 - 2018 là 5.653 người (số lao động nông thôn được đào tạo nghề: 3.527 người,
2.126 công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng). Sau đào tạo nghề, nhiều
người đã có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn; Thực hiện chính sách đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, trong những năm qua đã hỗ trợ cho 182 lao động, đa số lao động đi xuất khẩu lao động đều có việc làm, thu nhập ổn định góp phần phát triển kinh tế gia đình. Giai đoạn 2009 – 2018 có hơn 4.500 lao động được giải quyết việc làm hoặc việc làm tăng thêm, chất lượng lao động được cải thiện rõ rệt. Bình quân thu nhập của lao động đi xuất khẩu nước ngoài đạt khoản 35 triệu đồng/người/tháng.