Huy động và tổ chức thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà nước các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 119 - 122)

các nguồn vốn cho giải quyết việc làm

Nguồn vốn vay giải quyết việc làm có vai trò rất quan trọng đối với người DTTS. Trong những năm qua, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đến việc bổ sung thêm nguồn vốn này. Bên cạnh đó, nguồn vốn giải quyết việc làm chủ yếu dành cho các đối tượng là nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh vay để sản xuất kinh doanh…số lượng vốn dành cho thanh niên vay rất hạn chế. Nhiều thanh niên có nhu cầu vay vốn nhưng nguồn vốn không đủ cho vay. Mức vốn cho vay hiện nay quá thấp, vì vậy trong thời gian tới nhà nước cũng như chính quyền huyện Trà Bồng cần điều chỉnh mức cho vay. Bỡi mức cho vay quá thấp so với thực tế vốn phải đầu tư sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệuquả sản xuất kinh doanh của hộ đi vay vốn, ảnh hưởng đến tạo việc làm. Nhiều người DTTS có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh tạo việc làm nhưng mức vốn cho vay quá thấp không đủ để triển khai dự án của mình nên không thực hiện được. Do đó, chính quyền huyện Trà Bồng nên trích một phần ngân sách để bổ sung vào quỹ quốc gia giải quyết việc làm để có cơ sở tăng mức cho vay. Bên cạnh đó, huyện cần có cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực để tài trợ, hỗ trợ cho nguồn quỹ này nhằm mục đích tăng nguồn vốn cho vay các dự án để giải quyết việc làm cho thanh niên. Cần điều chỉnh thời hạn cho vay vốn, thời hạn cho vay vốn theo

như quy định hiện nay là quá ngắn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của người vay vốn. Do đó, nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần xem xét điều chỉnh thời hạn vay vốn dài hơn và phù hợp đặc điểm về thời gian sản xuất của từng ngành nghề cụ thể.

Để chương trình cho vay giải quyết việc làm thực sự bền vững, ngân hàng chính sách xã hội cần đề xuất, kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo từng năm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của hộ vay, chủ cơ sở và doanh nghiệp. Phân bổ nguồn vốn hỗ trợ và nguồn vốn cho vay đồng bộ để các địa phương chủ động thực hiện. Bố trí cấp bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách xã hội theo nội dung Chiến lược phát triển ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tạo điều kiện cho ngân hàng chính sách xã hội được tiếp cận với nguồn vốn ODA để tạo lập nguồn vốn ổn định, lâu dài, lãi suất thấp để tăng nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Để phát huy hiệu quả hơn nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (khuyến công, nông, lâm, ngư…) hướng dẫn dạy nghề, định hướng sản xuất, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với các hộ vay vốn. Phối hợp, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và các tổ tiết kiệm và vay vốn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của nhà nước đến nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.

- Phải gắn liền công tác hỗ trợ vốn với công tác tuyên truyền sử dụng vốn một cách có hiệu quả đến từng hộ dân. Cần có sự phối hợp giữa đơn vị cho vay vốn với các hội đoàn thể nhận ủy thác như: Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, tích cực tuyên truyền định hướng sử dụng vốn đúng mục đích như: đưa vào chăn nuôi, làm vườn, sản xuất lúa nước, buôn bán nhỏ giúp bà con thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

- Tạo nguồn vốn cho vay vốn để các hộ có điều kiện phát triển sản xuất. Trong đó, cần phân loại các loại hình hộ theo trình độ phát triển để có chủ trương, định hướng phát triển phù hợp. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho các hộ nghèo, hộ khó khăn vay để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, cùng với việc cho vay vốn phải hướng dẫn bà con cách làm ăn kinh doanh, chi tiêu tiết kiệm để không tái nghèo.

- Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các cơ chế, chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm đến vùng đồng bào DTTS để tạo điều kiện cho mọi người có thể tiếp cận và tích cực tham gia.

- Thực hiện hiệu quả việc cho người lao động DTTS vay vốn với lãi suất ưu đãi để học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn để bà con có cơ hội tìm kiếm việc làm.

- Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề vay vốn cho người dân, nhất là đối với đồng bào DTTS.

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về hoạt động vay vốn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sử dụng vốn vay của từng hộ dân để kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp sử dụng vốn vay không đúng mục đích và không mang lại hiệu quả.

- Cần huy động nguồn vốn để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu tái định cư nhằm ổn định đời sống và sản xuất

của đồng bào và việc vận chuyển hàng hoá nông sản tiêu thụ dễ dàng.

- Huyện cần kiến nghị với cấp tỉnh, các Bộ ngành Trung ương tăng cường nguồn vốn hỗ trợ về việc làm và Quỹ hỗ trợ việc làm để tạo việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS.

- Hỗ trợ vốn và công nghệ cho các nghề và làng nghề. Có các hình thức tín dụng ưu đãi cho sản xuất ngành nghề ở vùng đồng bào DTTS. Các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh... phối hợp với các ngành ngân hàng hình thành các quỹ khuyến công, khuyến thương, cho vay dài hạn (từ 5 năm trở lên) gắn hoạt động tín dụng ưu đãi với thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)