Nhân tố về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 51)

* Nhân tố về trình độ phát triển kinh tế

Đa số các địa phương tập trung nhiều người DTTS có nền sản xuất còn lạc hậu, chất lượng lao động thấp, đại bộ phận người dân tộc thiểu số còn sản xuất nương rẫy và trình độ dân trí thấp khó chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số. Nó làm cho hiệu quả sản xuất không cao dẫn đến kết quả của giải quyết việc làm cũng không bền vững.Trình độ phát triển kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước, năng suất lao động thấp đã gây khó khăn trong vấn đề tích lũy vốn nội tại của vùng để mở rộng sản xuất.

Điều này dẫn đến kết quả là những việc làm cũ thì năng suất không cao, những việc làm mới thì chậm được mở rộng.

* Nhân tố về dân số và cơ cấu dân số

Dân số, lao động, việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Tăng trưởng dân số với tốc độ và quy mô hợp lý là nguồn cung cấp nguồn nhân lực vô giá. Tuy nhiên, nếu dân số phát triển quá nhanh, quy mô phát triển lớn vượt khả năng đáp ứng và yêu cầu của xã hội, thì tăng trưởng dân số không phải là yếu tố tích cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh tế. Dân số tăng nhanh dẫn tới việc phân bố dân cư không hợp lý, không gắn kết được lao động với các nguồn lực khác (đất đai, tài nguyên thiên nhiên,

vốn…) khiến cho việc tạo việc làm mới càng khó khăn, thất nghiệp càng cao.

Đa số các dân tộc thiểu số đều có tập quán thích đông con và còn hạn chế trong nhận thức sức khỏe sinh sản, về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Điều này sẽ tạo nên những áp lực nhất định về mặt dân số và xã hội.

Tốc độ gia tăng và cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới nguồn lao động và vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia. Dân số gia tăng sẽ buộc ngân sách Nhà nước nói chung, xã hội nói riêng phải giảm chi cho đầu tư phát triển, tăng chi cho tiêu dùng. Vì vậy, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn lao động giảm xuống, cơ hội để tìm việc làm càng gặp khô khăn. Tình trạng di dân tự do từ nông thôn đổ ra đô thị để tìm việc làm kiếm sống gây ra sức ép khó khăn việc làm cho các đô thị, mặt khác, giảm tốc độ tăng dân số sẽ dẫn đến việc “già hoá” dân số, tỷ lệ người cao tuổi tăng lên và đòi hỏi các chi phí về bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội tăng lên…, ảnh hưởng lớn tới cơ cấu và chất lượng của dân số.

Từ những thực tế trên đây, vấn đề đặt ra là cần hướng tới việc “Bảo tồn tính cân bằng, ổn định bên trong của sự phát triển dân số” nhằm đạt được mục

tiêu ổn định tỷ lệ sinh hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, trên cơ sở đó mà phát triển nguồn lực lao động cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường sức

* Nhân tố về sự Tiến bộ khoa học - công nghệ

Tiến bộ của khoa học - công nghệ (KH-CN) sẽ làm tăng yêu cầu việc làm cho lao động phức tạp, có kỹ thuật và ngược lại, làm giảm việc làm đối với lao động giản đơn. Quá trình phát triển của mỗi quốc gia ngày nay được cấu trúc lại dựa trên những lợi thế của nguồn lực con người với hàm lượng trí tuệ ngày một gia tăng. Nhờ có sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà phần tỷ lệ lao động chân tay kết tinh vào sản phẩm ngày một giảm rõ rệt, hàm lượng lao động “chất xám” kết tinh vào sản phẩm ngày càng cao.

Như vậy, sự phát triển của KH - CN mang lại nhiều cơ hội tạo ra việc làm cho người dân tộc thiểu số nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Xu hướng chung hiện nay là tăng lao động phức tạp, có kỹ thuật cao, giảm lao động giản đơn. Như vậy, vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động.

Ngày nay, KH - CN phát triển như vũ bão, là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất. Vì vậy, đòi hỏi người lao động đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số có phẩm chất trí tuệ cao, có năng lực sáng tạo áp dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ tiên tiến, khả năng biến tri thức của mình thành kỹ năng nghề nghiệp trình độ tay nghề thành thạo, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, làm chủ được công nghệ, hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm.

* Nhân tố về phong tục tập quán:

Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số tác động khá nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và việc giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở cả hai mặt tích cực và hạn chế. Hiểu rõ

những đặc điểm văn hoá của đồng bào sẽ góp phần cải thiện hoạt động sinh kế, làm tăng hiệu quả những chương trình, chính sách tạo việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số. Trong những phong tục tập quán, đặc điểm văn hóa của đồng bào có những đặc tính tốt cần phát huy là: Truyền thống yêu lao động, cần cù, chịu khó, tính cộng đồng cao, ý thức đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau,... Đó sẽ là những cơ sở, điều kiện cho việc thực hiện các hoạt động giải quyết việc làm.

* Nhân tố về Giáo dục - đào tạo

Giáo dục - Đào tạo có ảnh hưởng đến chất lượng lực lượng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động theo trình độ, ngành nghề và do đó có ảnh hưởng đến giải quyết việc làm. Giáo dục – đào tạo tốt sẽ tạo ra lực lượng lao động có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức, tác phong tốt, có cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho giải quyết việc làm và ngược lại nếu giáo dục không tốt sẽ gây cản trở cho giải quyết việc làm.

Giáo dục - Đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo nhằm vào định hướng phát triển, trước hết cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động mới đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả để đảm bảo việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học - công nghệ của đất nước đó. Trình độ khoa học - công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Giáo dục - đào tạo giúp cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Người lao động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp.

* Nhân tố về chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước

Chính sách Nhà nước là các công cụ nhằm định hướng điều tiết kinh tế xã hội. Nếu có những chính sách phù hợp thì mang lại hiệu quả đối với phát triển kinh tế xã hội. Trong đó chính sách đối với các dân tộc thiểu là một tổng thể các biện pháp kinh tế, hoặc phi kinh tế của Nhà nước, có liên quan đến dân tộc thiểu số theo một định hướng với những mục tiêu nhất định.

Để giải quyết việc làm, vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động người dân tộc thiểu số có thể tự tạo việc làm thông qua những chính sách KT - XH cụ thể. Các chính sách tác động đến việc làm có nhiều loại, có loại tác động trực tiếp, có loại tác động gián tiếp tạo thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ có quan hệ tác động qua lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung lẫn cầu về lao động; đồng thời làm cho cung và cầu về lao động xích lại gần nhau, phù hợp với nhau thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế. Chính sách giải quyết việc làm rất đa dạng, trong đó các chính sách chủ yếu thường được đề cập đến là chính sách đất đai, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách công nghiệp, chính sách phát triển nghề truyền thống... Ngoài ra còn các nhân tố khác ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số như: trình độ kỹ năng, phẩm chất, tính kỷ luật lao động, sức khoẻ, thể chất... của người lao động. Phong tục, tập quán, thói quen, trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật, trình độ văn minh của xã hội...

Ở nước ta, do điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, nhiều phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số chưa đáp ứng theo nhu cầu phát triển hiện nay, nhất là người dân tộc thiểu số, tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa đang là những lực cản rất lớn trong vấn đề việc làm và giải quyết việc làm. Như vậy, muốn giải quyết tốt việc làm cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)