Thực trạng Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 97)

dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2018

2.2.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động người DTTS

+ Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về việc làm giải quyết việc làm ở cấp huyện, xã, thị trấn:

Cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, tại cấp xã hiện tại không có công chức hoặc bộ phận chuyên trách thực hiện công tác lao động - thương binh và xã hội để giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn, mà chức danh này được lồng ghép với tên gọi là công chức văn hóa - xã hội. Rất nhiều chính sách, nhiệm vụ chuyên môn phải thực hiện gắn liền với cơ sở, đặc biệt là cấp xã, thị trấn mà hiện nay chức danh này thiếu, hoặc được bố trí ghép, không được đào tạo chuyên sâu, bài bản nên gặp rất nhiều khó khăn trọng thực thi nhiệm vụ, không cập nhật kịp thời thông tin về đối tượng tham gia, thụ hưởng chính sách như đối tượng thất nghiệp, nhu cầu đào tạo nghề, nhu cầu về việc làm... trong khi đó công chức ghép này còn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác như tham mưu quản lý đối tượng chính sách người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, tệ nạn xã hội, trẻ em...

nên rất khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước, giải quyết việc làm ở địa phương.

Việc quản lý theo dõi và thực hiện chế độ báo cáo về việc làm còn mang tính hình thức không khoa học, thiếu chính xác gây khó khăn cho việc tổng hợp báo cáo và đưa ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành.

+ Thứ hai: Về đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã, thị trấn

Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên làm từ huyện đến cơ sở cho đến nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có 5 người, hầu hết đều có trình độ đại học, tuy không qua đào tạo chuyên ngành về lao động, quản trị nguồn nhân lực nhưng hàng năm, công chức thuộc Phòng đều được tập huấn nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến công tác này.

Vì vậy, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, từ việc tham mưu, giúp việc, hoạch định, xây dựng chính sách cho đến triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, nhìn nhận trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm tại địa phương lại thấy có nhiều bất cặp với đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này mà cơ bản là ở huyện và cấp xã. Trong đó bao gồm những vấn đề về cơ cấu công chức, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc, cụ thể:

- Về cơ cấu công chức cấp huyện và cấp xã: Chưa hợp lý, chưa đáp ứng

được yêu cầu công việc. Tình trạng thiếu cán bộ công chức phụ trách công tác Lao động thương binh và Xã hội từ huyện đến cơ sở.

Bảng: 2.8. Số cán bộ công chức làm công tác LĐ TB&XH của huyện và các xã. Các xã, thị trấn Tổng số biên chế Cán bộ làm công tác LĐTB&XH Dân tộc Trình độ Hợp đồng, bán CT Kiêm nhiệm Co Kinh Phòng LĐTB&XH 5 5 ĐH 1 Trà Xuân 22 2 2 TC 1 Trà Phú 17 2 2 TC 1 1 Trà Bình 19 2 2 ĐH 1 Trà Giang 15 1 1 ĐH 1 Trà Tân 16 1 1 CĐ 1 Trà Bùi 15 1 1 CĐ 1 Trà Sơn 21 2 1 TC 1 1 Trà Hiệp 16 1 1 ĐH 1 Trà Thủy 17 1 1 ĐH 1 Trà Lâm 17 1 1 ĐH 1

Nguồn phòng Nội vụ huyện

Nhìn Bảng 2.8 ta thấy ở huyện Trà Bồng đơn vị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội số lượng biên chế không nhiều, lại phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, nhiều tầng, nhiều cấp. Một số xã, thị trấn không có công chức chuyên trách về thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm, hầu hết cán bộ công chức làm công tác Lao động Thương binh và Xã hội ở cơ sở đa số là kiêm nhiệm nhiều, lớn tuổi, phần lớn là người DTTS phụ trách không thành thạo vi tính, địa bàn đi lại khó khăn, không có cán bộ chuyên phụ trách cho mãng riêng về công tác giải quyết việc làm… vì vậy nên rất khó khăn trong quá trình truyền tải thông tin cho người lao động. Trong khi đó, người tới độ tuổi lao động ngày càng tăng lên, đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, lực lượng lao động dịch chuyển trong các ngành, các lĩnh vực và thực hiện chính sách sắp xếp từ huyện đến xã, thôn, đổi mới doanh nghiệp, quản lý mối quan hệ lao động… trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì nội dung quản lý nhà nước về giải

quyết việc làm lại bị đẩy sang nhiệm vụ thứ yếu mà tập trung nhiều vào việc giải quyết các chế độ cho người có công với cách mạng, trẻ em, bảo trợ xã hội, … Hơn nữa, công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm ở các cấp, các ngành chưa được quan tâm.

- Về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn: của đội ngũ công chức làm

công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm ở huyện, xã cũng là vấn đề đáng lo ngại. Một số công chức do lịch sử để lại không được đào tạo chính quy, bài bản. Mặt khác, một số cán bộ trẻ người DTTS tuy có trình độ nhưng lại hạn chế về năng lực chuyên môn công tác, nhút nhát trong giao tiếp, không nắm vững các chính sách, còn yếu về công nghệ thông tin … chưa ứng dụng được kiến thức, phương pháp quản lý hiện đại, kỹ năng ứng dụng thông tin trong quá trình giải quyết công việc.

Bảng: 2.9. Trình độ của cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện

ĐVT: Người Đơn vị Lãnh đạo đơn vị Độ tuổi 35 - 45 Độ tuổi 45 - 60 Trình độ ĐH Dân tộc CQ Khác Co Kinh Phòng LĐTB&XH 2 1 1 1 1 1 1 Trà Xuân 2 2 0 2 2 Trà Phú 1 1 0 TC 1 Trà Bình 2 2 0 2 2 Trà Giang 2 1 1 2 1 1 Trà Tân 2 2 0 2 2 Trà Bùi 2 2 0 2 2 Trà Sơn 2 2 0 1 2 Trà Hiệp 2 1 1 0 2 2 Trà Thủy 2 1 1 0 2 2 Trà Lâm 2 2 1 1 2

Xem Bảng 2.9 rõ ràng trình độ, tuổi tác và cán bộ công chức của các xã, thị trấn cũng là một điều đáng lo ngại, vì hiện nay cán bộ lãnh đạo ở cơ sở đa số là người DTTS trình độ đào tạo thì chỉ có một vài trường hợp là chính quy còn lại là đại học tại chức, từ xa, cộng với phần tuổi tác cao sắp tuổi nghỉ hưu hoặc hạn chế về năng lực nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý về công tác giải quyết việc làm nói riêng. Nhìn chung công tác giải quyết việc làm ở cơ sở cho người lao động chưa thực sự được chú trọng và chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp. Mà trọng tâm và quyết định vẫn là ở cơ sở, nhưng công chức cấp xã và huyện yếu về kỹ năng này nên việc xây dựng kế hoạch, chính sách để phát huy nguồn nhân lực và thu hút nguồn lực bên ngoài gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức cũng phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ, bởi vì một số cán bộ khi vừa mới tiếp cận được và nắm bắt được một số công việc và các chính sách thì lại tiếp tục luân chuyển đến đơn vị khác. Một số cán bộ chức, viên chức khác thì lại lớn tuổi, tiếp cận chính sách còn hạn chế; chỉ năm được một số vấn đề cơ bản, đơn giản. Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã là một trong những vấn đề cấp thiết trong thời gian tới.

2.2.2.2. Bố trí nguồn nhân lực trực tiếp thực thi QLNN về giải quyết việc làm cho người DTTS

- Kiện toàn về tổ chức các ban chỉ đạo liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm; trong đó, quy định rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong các lĩnh vực công việc cụ thể; chế độ họp định kỳ, chế độ báo cáo, công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo và điều hành hoạt động.

- Tăng cường và phân công cán bộ cụ thể theo dõi và thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực lao động, giải quyết việc làm tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và tại chính quyền cấp xã nhằm thực hiện tốt việc theo dõi, điều phối các chương trình, dự án lồng ghép liên quan đến công tác quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức khác, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện trong công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề hỗ trợ giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho người lao động.

- Thực hiện tốt công tác sử dụng cán bộ, quy hoạch đào tạo cán bộ nguồn với những đối tượng có năng lực công tác, có kỹ năng quản lý và kinh nghiệm công tác trong từng giai đoạn cụ thể tránh tình trạng thiếu hụt cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo trong ngành lao động, thƣơng binh và xã hội của huyện.

- Bố trí đủ biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý việc làm, dạy nghề ở huyện. Nâng cao năng lực quản lý lao động, giải quyết việc làm, dạy nghề và kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn nghề cho công chức quản lý nhà nước các đơn vị sự nghiệp và người sử dụng lao động nhằm chuẩn hóa phổ biến kiến thức và kỷ năng quản lý việc làm điều hành và triển khai đề án giải quyết việc làm, pháp luật lao động và các văn bản liên quan cho công chức làm công tác giải lý nhà nước về giải quyết việc làm, dạy nghề các cấp.

Tăng cường đội ngũ công chức chuyên trách quản lý nhà nước về lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, bố trí đủ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề, việc làm ở huyện, nâng cao năng lực quản lý lao động, giải quyết việc làm, dạy nghề và kỷ năng tư vấn, giới thiệu việc

làm, tư vấn nghề cho công chức quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và người sử dụng lao động nhằm chuẩn hóa, phổ biến kiến thức và kỹ năng quản lý lao động, điều hành và triển khai đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm, pháp luật lao động và các văn bản liên quan cho công chức làm công tác quản lý lao động, giải quyết việc làm.

- Đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện cần: + Xác định vị trí việc làm, củng cố tổ chức, bố trí đầy đủ công chức cho phòng. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng.

+ Chuyên trách hóa công tác Lao động - Thương binh và Xã hội ở cấp xã. + Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành có liên quan để xây dựng các chương trình mục tiêu về giới thiệu việc làm hàng năm cho người lao động.

+ Tổ chức tốt thông tin thị trường lao động; nắm bắt diễn biến cung cầu lao động nhằm điều chỉnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động.

+ Tổ chức tốt hoạt động dịch vụ việc làm

Định kỳ 6 tháng, hàng năm các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm báo cáo tình hình về việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn cho cơ quan thường trực giúp việc cho Ủy ban nhân dân huyện, qua đó có những điều chỉnh phù hợp.

2.2.2.3. Công tác chỉ đạo thực thi chính sách, kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số.

Chương trình giải quyết việc làm luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển KTXH của huyện Trà Bồng. Những năm qua, tuy kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Trà Bồng vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giải quyết việc làm; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người lao động chưa có việc làm nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới phát triển

KT-XH của huyện, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội trong đó có vấn đề quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và cho lao động người dân tộc thiểu số nói riêng. Trong đó, tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trên những lĩnh vực mà huyện có tiềm năng, phát huy tối đa nội lực có sẵn của địa phương và thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, hằng năm Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đều tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch chương trình việc làm căn cứ theo Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 5/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Kế hoạch chương trình việc làm giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 về việc ban hành Kế hoạch chương trình việc làm giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện Trà Bồng; căn cứ vào đó hằng năm tham mưu xây dựng các Quyết định ban hành chương trình việc làm như: Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 19/04/2018 về việc ban hành Kế hoạch chương trình việc năm 2018; Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 08/04/2019 về việc ban hành Kế hoạch chương trình việc năm 2019. Đồng thời, tham mưu tổ chức các hội nghị Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và định hướng nhiệm vụ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các địa phương, các cơ quan, ban ngành, các tổ chức Hội đoàn thể khác tham gia chương trình. Trong quá trình thực hiện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã coi trọng việc phối hợp với các ngành liên quan như phòng Tài chính – Kế hoạch; Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Huyện đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ… duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các chủ dự án trong việc sử dụng vốn, đảm bảo đúng mục đích, đạt hiểu quả và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện còn chủ động phối hợp với các phòng, ban liên quan, thành lập Ban chỉ đạo chương trình việc làm của huyện nhằm có hướng chỉ đạo và giải quyết trong công tác giải quyết việc làm của huyện để đạt được hiệu quả nhất định. Ngoài ra, Phòng lao động Thương binh và Xã hội huyện còn tổ chức tập huấn cho cán bộ công chức, viên chức làm công tác Lao động – Thương binh và Xã hội; Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Đoàn thanh niên…để tạo điều kiện thuận lợi về kỹ năng nghiệp vụ và áp dụng kiến thức pháp luật cho lực lượng lao động thanh niên, đặc biệt là lực lượng lao động người dân tộc thiểu số, trực tiếp triển khai các chương trình liên quan tới chính sách giải quyết việc làm cho người DTTS như: Chính sách vay vốn theo Quyết định số 71/2009/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”; Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ trướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)